Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

【Giải đáp】Nguyên Lý Design Thị Giác Mà Nhà Thiết Kế Nào Cũng Phải Biết

Xin chào mọi người!

Hôm nay, mình xin chia sẻ với các bạn một trong những kiến thức nền tảng của ngành Design đó là nguyên lý design thị giác. Nội dung bài viết này mình xây dựng theo gần giống trong cuối "Nguyên lý Design thị giác" của thầy Nguyễn Hồng Hưng. Vì lý do bản quyền nên mình không bê nguyên cuốn sách để chia sẻ lên đây. Mà mình sẽ tổng hợp lại theo ý hiểu của mình.

Hình ảnh trong bài viết mình lấy nguồn từ Internet. Các bài viết sẽ đi theo đúng trong sách từ chương và từng mục nhỏ một sẽ theo đúng trong sách. Chỉ lược bỏ đi những thứ mình cho là không quan trọng.

Trong quá trình tổng hợp không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của tất cả mọi người. Xin cảm ơn!



1-1. Nghệ thuật trong cấu trúc xã hội

Xã hội loài người được cho là có cấu trúc "Kim Tự Tháp". Phần đỉnh tập trung tinh hoa của hoạt động sản xuất tinh thần. Thấp xuống dưới, là vùng biểu thị tập trung tinh hoa của hoạt động sản xuất vật chất.

Những hoạt động tinh thần bao gồm như: Tôn giáo, Triết học, Mỹ học, Chính trị, Khoa học lý thuyết, Nghệ Thuật, Giáo dục,... được coi là thượng tầng kiến trúc xã hội.

Ban đầu, người ta chia loại hình nghệ thuật làm 3 hình thái lớn:

- Nghệ thuật thời gian
- Nghệ thuật thời gian không gian
- Nghệ thuật không gian

Loại hình nghệ thuật nào tốn ít vật chất nhất thì sẽ là loại hình nghệ thuật có đẳng cấp cao nhất. Từ đó ta có 6 loại hình nghệ thuật sắp xếp từ cao xuống thấp như sau:

-Thơ ca (bao gồm kể chuyện, Văn học, Hùng biện)
- Múa
- Âm nhạc
- Hội họa
- Kiến trúc
- Điêu khắc

Thơ Ca

Ngâm thơ hay ca hát chỉ dùng lời nói nên đã được xếp hạng cao nhất. Thời gian đầu khi chưa có chữ viết, nhờ vào trí nhớ mà thơ ca được lưu truyền trong dân gian qua sinh hoạt văn nghệ như vịnh thơ, trường ca, hát hò,... tóm lại là truyền miệng.



Múa

Múa là ngôn ngữ của chuyển động cơ thể của nghệ sĩ múa. Nghệ sĩ múa dùng chuyển động cơ thể để biểu hiện trạng thái và cảm xúc của tâm hồn. Có thể nói múa là loại hình design cơ thể.

Âm Nhạc

Khi sáng tác có thể chỉ cần trí nhớ hoặc giấy bút. Nhưng khi thể hiển thì cần có nhạc cụ.
Hội Họa
Là nghệ thuật trong yên lặng, mọi tác phẩm hội họa đều là biểu hiện của vật chất (Cấu trúc hình thức).

Kiến Trúc

Khi thiết kế chỉ cần giấy bút. Nhưng khi thể hiện tác phẩm lại cần cả một khoa học xây dựng, vật liệu,...

Điêu Khắc

Trực tiếp hao tốn sức lực nhất ở tất cả các giai đoạn.

Tùy theo mỗi quan niệm và mỹ học khác nhau sẽ có cách phân loại khác nhau. Theo cách sắp xếp như trên thì "Điện ảnh" chính là môn nghệ thuật thứ 7. Câu này nghe khá quen nhưng bây giờ mới hiểu vì sao :) Còn Design là nghệ thuật thứ 8 nhé.

Theo tác giả thì Design bao gồm: Design không gian (kiến trúc nội ngoại thất), Design sản phẩm (đồ vật) và Graphic Design

Không gian Design

Design thuộc hình thái "nghệ thuật không thời gian" với 3 loại hình

1 - Design không gian

Mọi biểu hiện hình thức thông qua thiết kế, sắp ddawtjj, tổ chức sự kiến, kiến trúc, nội ngoại thất, nghệ thuật trình diễn, sân khấu,...

2 - Design sản phẩm

Cái này hiện hữu quanh chúng ta nên quá rõ rồi. Ngay từ con chuột tay phải các bạn đang cầm hay chiếc smart phone các bạn đang dùng để xem bài viết này của mình đều là những sản phẩm được design.

3 - Graphic Design

Mọi sản phẩm từ vẽ tay cho đến vẽ máy trên diện phẳng 2D, in ấn, bla bla....

Hiện nay xuất hiện tên gọi "Nghệ thuật thị giác" gộp chung "nghệ thuật tạo hình" và cả "nghệ thuật design", xem như hai loại hình nghệ thuật đó cùng tồn tại và gắn bó trên một đồ vật.

Với thị giác, cái nhìn ưa mắt là cội nguồn của nghệ thuật tạo hình.

Với nghệ thuật design, cội nguồn là sự cầm vừa tay và dùng được đã thay thế cho sự ưa mắt đồng thời cũng lại là sự ưa mắt.

Còn rất nhiều tác phẩm trìu tượng của Mondrian. Các bạn có thể tham khảo thêm trên internet.

1-3. Đổi chiếu "Nghệ thuật Design" và "Nghệ thuật tạo hình"
1-3-1. Nguyên lý sáng tạo

  • Nghệ thuật tạo hình: Khai phá tâm lý cá nhân (nội giới). Tôn vinh cái tôi của nghệ sĩ. Có thể xem lịch sử nghệ thuật tạo hình chính là tiểu sử của các danh họa của nhân loại.
  • Nghệ thuật design: Không chỉ là cảm xúc cá nhân của Designer. Mỗi Designer phải tìm hiểu tâm lý cộng đồng của từng vùng địa lý khác nhau. Tùy theo giới tính, lứa tuổi khác nhau. Vì thế design là lịch sử văn minh nhân loại. Dấu ẩn cái tôi nghệ sĩ của designer chỉ thấy rõ khi tính công năng của design không còn dùng đến.

1-3-2. Phương thức thể hiện


  • Nghệ thuật tạo hình: Vẽ đơn chiếc bằng tay (thủ công). Không chấp nhận tác phẩm sản xuất hàng loạt. Là độc bản là duy nhất. Riêng thể loại tranh khắc kim loại chấp nhận 10 bản in đầu tiên có giá trị ngang nhau. Có giá trị quảng bá văn hóa, không có giá trị tác phẩm
  •  Nghệ thuật Design: Từ một design mẫu hoàn chỉ, qua một quy trình công nghiệp cho ra hàng loạt các sản phẩm giống nhau. Tuy nhiên vẫn có thể có những tác phẩm độc bản.

1-3-3. Giá trị tác phẩm


  •  Nghệ thuật tạo hình: Tác phẩm vật chất đầu tiên do chính tác giả ký tên có giá trị cao nhất.
  • Mọi tác phẩm sao chép đều không có giá trị như tác phẩm đầu tiên, ngay cả chính tác giả sao chép lại. Giá cả của tác phẩm tùy vào sự đánh giá của xã hội đối với tác giả và tùy vào từng giai đoạn khác nhau.

Nghệ thuật Design: Tác phẩm design đầu tiên không có chỗ ký tên tác giả. Tác giả phải đi đăng ký "bản quyền tác giả". Bản đầu tiên hoàn chỉnh có giá trị làm mẫu cho việc tìm phương án để sản xuất hàng loạt. Giá trị của tác phẩm design khi được xã hội hóa bằng hàng hóa, khi số lượng sản xuất càng lớn thì tác phẩm design càng thành công. Đây chính là giá trị vật chất của tác phẩm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Marengo Shoemaker bật mí đến bạn chức năng của một đôi giày Oxford

Không phải đôi giày nào cũng có chức năng giống nhau, giày tây nam có rất nhiều loại, chẳng hạn như giày Brogues, giày tây nam Derby, giày L...