Ra đời từ năm 1950, kiến trúc nhiệt đới đã có sự phát triển mạnh mẽ và dần trở thành một trong những phong cách kiến trúc được nhiều người ưa chuộng và sử dụng nhất.
Được mệnh danh là “món quà từ mẹ thiên nhiên”, cho đến tận thời hiện đại, phong cách kiến trúc nhiệt đới vẫn nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà kiến trúc sư trên thế giới cũng như Việt Nam.
Phong cách kiến trúc nhiệt đới là gì?
Theo như những nguồn thông tin ghi chép được, thì học thuyết về phong cách kiến trúc nhiệt đới được xuất hiện lần đầu từ năm 1950 ở những khu vực thuộc địa của nước Anh, bao gồm Đông Phi và những nước thuộc châu Á. Trường phái nhiệt đới được tạo dựng dựa trên cơ sở của những đặc điểm kiến trúc tùy thuộc vào từng lãnh thổ, nền văn hóa địa phương và kết hợp với kiến trúc hiện đại. Vì thế, ở mỗi khu vực khác nhau sẽ có phong cách kiến trúc khác nhau. Phong cách kiến trúc này phát triển dựa trên nền tảng là những thành tựu khoa học – kỹ thuật, những công nghệ xây dựng tiên tiến trên khắp thế giới, những cải tiến, nâng cấp, sáng chế mới của những vật liệu, họa tiết trang trí mang đậm vẻ “nhiệt đới”, hoặc bao gồm cả những kết quả nghiên cứu vi khí hậu,…tất cả được hòa quyện với nhau, kết hợp thêm sự đặc trưng vốn có của từng kiến trúc khu vực địa phương khác nhau, từ đó phong cách nhiệt đới đã nhanh chóng trở thành tiếng nói chung trong ngôn ngữ kiến trúc của các nước miền nhiệt đới.
Phong cách kiến trúc nhiệt đới được xuất hiện lần đầu từ năm 1950 ở những khu vực thuộc địa của nước Anh, bao gồm Đông Phi và những nước thuộc châu Á.
Trong khi nền kiến trúc sinh thái (ecological architecture) là phong cách kiến trúc hướng tới thiên nhiên khi giải quyết mối quan hệ hữu cơ giữa 3 yếu tố cơ bản con người – kiến trúc – thiên nhiên, thì phong cách kiến trúc nhiệt đới (tropical architecture) lại hướng tới sự hài hòa, cân bằng giữa các đường lối kiến trúc ở các khu vực thuộc miền nhiệt đới. Như vậy, mặc dù phạm vi khá nhỏ, và dù có thuộc kiến trúc sinh thái thì nhiệt đới vẫn sở hữu những đường nét thiết kế hay quy tắc kiến trúc riêng biệt, từ đó có thể đề cao sự hòa hợp giữa kiến trúc và khí hậu, đề cao được vai trò của thiên nhiên.
Phong cách kiến trúc nhiệt đới ở các nước châu Á
Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, là khu vực phát triển kiến trúc nhiệt đới mạnh mẽ nhất. Mặc dù đều thuộc dải khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng giữa các khu vực khác nhau lại có thời tiết không hề giống nhau, thời tiết khác nhau như vậy giúp cho nền kiến trúc ở đây phát triển rất đa dạng, mỗi khu vực lại có những đặc trưng khác nhau. Thông thường trong mỗi ngôi nhà sở hữu phong cách nhiệt đới, người ta đều có thể dễ dàng nhận ra những nét đặc trưng riêng biệt của kiến trúc địa phương như không gian căn nhà, kết cấu hay vật liệu xây dựng,…Nhưng thay vì hướng tới sự truyền thống như kiến trúc địa phương, kiến trúc nhiệt đới hiện đại lại đề cao thiên nhiên, đề cao sự phù hợp giữa con người và tự nhiên, từ đó mang lại sự tiện nghi cao nhất cho người sử dụng.
Thiết kế theo phong cách kiến trúc nhiệt đới
Thay vì hướng tới sự truyền thống như kiến trúc địa phương, kiến trúc nhiệt đới lại đề cao thiên nhiên, đề cao sự phù hợp giữa con người và tự nhiên
Đặc điểm phong cách kiến trúc nhiệt đới
Thông thường, phong cách nhiệt đới sẽ được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, với rất nhiều màu sắc và hình dáng đa dạng. Trong khi phong cách nhiệt đới của các nước phương Tây (tập trung nhiều ở khu vực Mỹ La-tinh) tập trung vào những màu sắc México đặc trưng (các màu vàng của cát, xanh của biển và đỏ của san hô), phong cách nhiệt đới của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á sẽ bị tác động nhiều bởi khí hậu có mùa đông lạnh đặc trưng và các khu rừng nhiệt đới, nên màu sắc sẽ thiên về những tông màu sáng sủa và rực rỡ như màu cam của gạch, vàng rực của trái cây, xanh của lá,…kết hợp với những tông màu trầm của gỗ, cùng với những nét kiến trúc riêng đặc trưng của Á Đông, từ đó tạo nên một phong cách kiến trúc riêng biệt với vẻ đẹp rất riêng. Tuy nhiên, những nét kiến trúc đặc trưng của Á Đông sẽ không xuất hiện quá nhiều mà sẽ nghiêng về phong cách kiến trúc châu Á hơn.
Phong cách kiến trúc nhiệt đới Á Đông thiên về những tông màu sáng sủa và rực rỡ như màu cam của gạch, vàng rực của trái cây, xanh của lá,…kết hợp với những tông màu trầm của gỗ.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc áp dụng phong cách kiến trúc này trong các tòa nhà công trình hứa hẹn sẽ mang lại cảm giác không gian yên tĩnh, thanh bình tựa như hòn đảo Hawaii. Được lấy cảm hứng từ những vùng đất đậm chất nhiệt đới, những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất trên thế giới với vẻ đẹp nhiên nhiên hoang dại (vùng biển Caribbean, Fiji, Bali, Hawwai,…), phong cách kiến trúc này hứa hẹn sẽ đem lại những giây phút cảm nhận cuộc sống một cách trọn vẹn nhất. Cảm giác thường thấy nhất đem lại cho bạn là sự thư giãn, thoải mái và gần gũi với thiên nhiên, như được đắm chìm hương hoa cỏ lạ cùng với tiếng sóng biển rì rào…
Tuy nhiên, bất cứ phong cách kiến trúc nào cũng sẽ có những quy chuẩn và nguyên tắc của riêng mình. Đương nhiên, phong cách kiến trúc nhiệt đới cũng không hề ngoại lệ. Để có thể áp dụng kiến trúc này vào các tác phẩm, công trình xây dựng hoặc thiết kế nội thất một cách triệt để nhất, khai thác được vẻ đẹp của dự án, bạn cần phải lưu ý đến những đặc điểm sau đây:
Đặc điểm về màu sắc: không khó để nhận ra, màu sắc đặc trưng của nhiệt đới là những gam màu thiên về tự nhiên như màu xanh thẳm của đại dương, xanh nhạt của bầu trời, màu gỗ của thân cây, màu lục của lá,…màu sắc của phong cách này cũng rất đa dạng, bởi vì bản chất là phong cách hoang dã, nên tùy vào kiến trúc sư khác nhau mà sự lựa chọn tông màu đậm nhạt cũng có sự khác biệt nhất định.
màu sắc sử dụng trong phong cách kiến trúc nhiệt đới
Màu sắc đặc trưng của phong cách nhiệt đới là những gam màu thiên về tự nhiên như màu xanh thẳm của đại dương, xanh nhạt của bầu trời, màu gỗ của thân cây, màu lục của lá,…
Trong những tông màu đặc trưng của thiên nhiên, màu xanh diệp lục là một trong những yếu tố không thể thiếu. Bởi vì phong cách kiến trúc nhiệt đới (đặc biệt ở các khu vực châu Á) bao trùm lấy không gian thiên nhiên của nước và rừng. Tất cả những sắc màu với độ đậm nhạt khác nhau của xanh lục và xanh dương đều được khuyến khích sử dụng để có thể làm nổi bật sự hòa hợp của thiên nhiên. Tuy nhiên, để tránh trường hợp nhàm chán, bạn có thể kết hợp thêm các điểm nhấn là những tông màu sáng hoặc họa tiết bắt mắt, tựa như những bông hoa rực rỡ khoe sắc trong rừng cây vậy. Tổng kết lại, những màu sắc được sử dụng phổ biến trong phong cách này bao gồm: màu xanh lục, xanh dương, đỏ, vàng, cam, trắng,…
Ngoài ra, bạn có thể tùy thuộc vào sở thích cá nhân mà lựa chọn những thêm những tông màu mà bạn yêu thích, sao cho thể hiện được hơi thở của thiên nhiên trong tác phẩm là được. Việc liên tưởng tới những lọ thủy tinh nhuộm màu trên biển hay những tác phẩm nghệ thuật hướng về thiên nhiên sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho bạn.
Căn phòng với màu xanh của biển chủ đạp, kết hợp cùng với những chậu cây nhiệt đới mang lại cảm giác như đang nghỉ dưỡng ở đảo Hawaii thơ mộng
Kết hợp cây cảnh trong những công trình phong cách kiến trúc nhiệt đới: dù cho bạn sử dụng hình ảnh, cây cảnh in trên tường, các vật dụng xung quanh, trưng bày một chậu cây cảnh nhỏ hoặc “trưng bày” cả một vườn nhiệt đới phong cách Amazon, chỉ cần bạn có khả năng bày trí hợp lý, bạn có thể áp dụng vào bất cứ không gian nào: từ phòng khách, tiền sảnh, khu vực ngoài trời cho đến tận phòng ngủ. Trong một số trường hợp bạn khộng thích, hoặc không có thời gian trồng cây thì sử dụng cây giả cũng là một trong những sự lựa chọn phù hợp.
họa tiết lá trong phong cách kiến trúc nhiệt đới
Những loài cây với tán lá đặc trưng cho phong cách kiến trúc nhiệt đới
Sử dụng chất liệu: đối với phong cách kiến trúc nhiệt đới, tơ lụa chính là một trong những chất liệu được yêu thích nhất, bởi vì tơ lụa sẽ góp phần giúp cho không gian căn phòng trở nên thanh lịch và trang nhã hơn, nhà không làm mất đi tính thiên nhiên vốn có.
Ngoài ra, sàn gỗ cũng là sự lựa chọn phù hợp. Bởi vì thời tiết nhiệt đới đặc trưng là thời tiết ẩm và nhiều nắng, gió, việc sử dụng sàn gỗ không chỉ tăng độ bền mà còn tăng thêm tính thẩm mỹ của công trình kiến trúc.
Đối với phong cách kiến trúc nhiệt đới, tơ lụa chính là một trong những chất liệu được yêu thích nhất
Những họa tiết trang trí: đối với phong cách kiến trúc nhiệt đới, những chi tiết trang trí gợi tưởng đến thiên nhiên như mái chèo, tàu, thuyền, đuốc, các loại chim nhiệt đới,…đều đóng vai trò rất cao trong việc tạo ra một không gian đậm chất nhiệt đới. Ngoài ra, để tăng thêm tính cầu kì, sang tròn của công trình, bạn có thể kết hợp thêm những họa tiết tinh tế như: tượng kim loại, những món đồ chạm khắc gỗ, tranh sơn dầu, hoặc những chiếc đèn chùm bằng vỏ sò, vỏ ốc trên trần nhà.
Qua bài viết này, hy vọng đã có cái nhìn khách quan hơn và hiểu rõ hơn về phong cách kiến trúc nhiệt đới. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy nói cho chúng tôi. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét