Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

[Hỏi – Đáp] Ngành Kiến Trúc Là Gì? Học Ra Trường Làm Gì?

Ngành Kiến trúc là gì? Ra trường làm gì?" là câu hỏi được hầu hết thí sinh đặt ra khi tìm hiểu về ngành Kiến trúc - một trong những ngành học hấp dẫn của lĩnh vực Kiến trúc - Mỹ thuật. Đây là mối băn khoăn hoàn toàn dễ hiểu, vì để học tốt và thành công trong bất cứ ngành nghề nào, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải hiểu rõ ngành học đó là gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao.

Bài viết dưới đây sẽ giúp cho những bạn đang mong muốn theo đuổi ngành Kiến trúc giải tỏa được niềm trăn trở chính đáng này. "Ngành Kiến trúc là gì? Ra trường làm gì?", chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, trả lời và định hướng tương lai các bạn nhé.


Ngành Kiến trúc là gì?

Hiểu một cách đơn giản, ngành Kiến trúc là ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Công việc của một kiến trúc sư là thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc của một công trình và cung cấp những giải pháp về kiến trúc ở các lĩnh vực xây dựng khác nhau xuất phát từ nhu cầu thực tế về nơi ở, vui chơi, làm việc, đi lại,… của con người.

Theo học ngành Kiến trúc, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về kiến trúc mỹ thuật như: công tác quy hoạch – thiết kế đô thị, khả năng lĩnh hội nghệ thuật kiến trúc, phương pháp luận sáng tạo, phương pháp sáng tác kiến trúc,… 



Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng liên tục về nhu cầu thẩm mỹ cao của con người đối với không gian sống, làm việc và vui chơi giải trí. Trước tình hình đó, cùng với những lợi thế đầy tiềm năng, ngành Kiến trúc  đã trở thành một ngành nghề hấp dẫn của thời đại mới. Từ việc thiết kế các không gian, mô hình xây dựng cho đến nghiên cứu bố trí và sắp đặt không gian một cách hài hòa đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia am tường về kiến trúc.

Học ngành Kiến trúc ra trường làm gì?

Kinh tế xã hội phát triển, sự đô thị hoá, bùng nổ về xây dựng là các yếu tố thúc đẩy ngành kiến trúc phát triển. Nhu cầu nhân lực trong ngành kiến trúc và các lĩnh vực liên quan cũng trở nên rất cấp thiết. Vì vậy, cơ hội việc làm đối với sinh viên ngành Kiến trúc là vô cùng hấp dẫn.

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu nhân lực ngành Kiến trúc luôn cao. Giai đoạn 2013-2015 kéo dài đến 2020-2025, Kiến trúc được dự đoán là 1 trong 8 nhóm ngành thu hút nhiều lao động nhất tại TP.HCM, với khoảng 10.800 người/năm. Do đó, học ngành Kiến trúc sinh viên sẽ không phải lo lắng về vấn đề việc làm với nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Cũng chính vì vậy, ngành Kiến trúc là một trong những ngành được quan tâm lựa chọn hàng đầu hiện nay. 

Sau khi tốt nghiệp ngành Kiến trúc, bạn có thể đảm nhận nhiều vai trò vị trí khác nhau như: Kiến trúc sư thiết kế, thi công, giám sát các công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp; quy hoạch xây dựng các điểm dân cư, cao ốc, công trình đô thị và nông thôn tại các công ty tư vấn kiến trúc, các viện trực thuộc Bộ, ngành, các tổng công ty lớn của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa,… Bên cạnh đó, làm việc trong ngành kiến trúc đồng nghĩa với việc bạn có nhiều cơ hội để tự khởi nghiệp với vai trò chủ đầu tư, thiết kế, thi công các công trình kiến trúc.

Để tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này, song song với kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Kiến trúc.

Với những điều đã trình bày, có lẽ "Ngành Kiến trúc là gì? Ra trường làm gì?" đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kiến trúc không, ngành Kiến trúc xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Kiến trúc khoảng bao nhiêu, những trường nào uy tín đào tạo ngành Kiến trúc,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành này  và trở thành một Kiến trúc sư thành công trong tương lai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Marengo Shoemaker bật mí đến bạn chức năng của một đôi giày Oxford

Không phải đôi giày nào cũng có chức năng giống nhau, giày tây nam có rất nhiều loại, chẳng hạn như giày Brogues, giày tây nam Derby, giày L...