Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

【Giải đáp】Bố Cục Tạo Hình Trong Kiến Trúc Truyền Thống

Thống nhất và biến hóa

Tính thống nhất và biến hóa là một nguyên tắc căn bản nhất trong mọi lĩnh vực nghệ thuật. Tính thống nhất và sự biến hóa là sự phân í ách hai mặt đối lập trong hình thức nghệ thuật. Nếu không có biến hóa, phong cách muôn màu muôn vé sẽ đưa đến buồn tẻ và đơn điệu, song thiếu tính thống nhất toàn cục lại dẫn đến sự hỗn loạn và rời rạc. 

Công trình kiến trúc cổ Việt Nam được hợp thành do nhiều bộ phận, nhiều cấu kiện… có sự khác biệt vè hình thức, vật liệu, màu sắc, chất cám v.v… tạo nên tính chất biến hóa, phong phú của công trình. Song mặt khác, giữa các bộ phận trong kiến trúc có mối liên hệ nội tại, như các cấu kiện (cột, xà, kẻ, bảy…) tuy khác nhau về chức năng nhưng cũng làm bằng vật liệu gỗ dựng lên, củng theo một hệ thống kết cấu và cuối cùng là cùng được tổ hợp nhằm thóa mãn nhu cầu sứ dụng của con người với công trình, do đó đòi hoi phái có sự hoàn chinh và thống nhất. 

Tính thống nhất và biến hóa không những được vận dụng trong bố cục một quần thể, một công trình mà còn được chú ý trong những bộ phận, những chi tiết trang trí trong kiến trúc cổ truyền Việt Nam.
Một số cóng trình kiến trúc cố Việt Nam như : chùa Tây Phương, chùa Bút Tháp, đình Đình Báng, đình Chu Quyến, Văn Miếu V V… do trong nghệ thuật bố cục tạo hình, xử lí không gian kiến trúc đã đạt hiệu quả thống nhất và biến hóa mà trở nên nổi tiếng.


Tính thống nhất và biến hóa trong bố cục tạo hình kiến trúc cổ truyền Việt Nam biếu hiện cụ thế ở các điểm sau:

1. Tương phản (sự đối chọi rõ rệt) và dị biến (sự gàn giống nhau ơ một vấn đề nào đó), bảo đảm mĩ quan cho công trình

– Những bộ phận của nhà có hình dáng, kích thước khác nhau nên chức năng sử dụng khác nhau (to nhỏ, hình dạng, phương hướng). Vòm cuốn cổng Tam quan khu Văn Miếu (Hà Nội) nổi bật nhờ sự tương phản với vòm cuốn hai bên thấp, nho hơn. Những đường cong của tẩu đao, diềm mái và trang trí sinh động ở bờ nóc, bờ dái của đình, chùa… làm giảm bớt những đường thẳng của kiến trúc gồ tạo hình dáng kiến trúc nhẹ nhàng, duyên dáng hơn. Sự dị biến trong các chi tiết thế hiện rõ trong các mảng phù điêu đá trên lan can Thượng Điện – chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) chạm khắc trên các con sơn gỗ trong chùa Keo (Thái Bình). 

– Tương phản và dị biến về màu sắc và chất liệu: Công trình Ngọ Môn – Hoàng thành Huế nổi bật trên nền trời xanh với những hàng cột đỏ, tang mái lợp ngói lưu li vàng và xanh lục. Trang trí nội thất trong cung điện, đình, chùa cung được nhấn mạnh bởi chất liệu sơn son, thiếp vàng. Màu sắc và chất liệu có thê gãy cho ngựời xem cảm giác trân trọng quý giá hoặc coi nhẹ, bỏ qua làm tăng sức on định và biếu hiện nghệ thuật cua công trình.

– Tương phản và dị biến về đặc và rỗng, sáng và tối : Đặc và rỗng kín và hở hoặc sáng và tối là những biểu hiện khác nhau trên mặt đứng và tổ hợp không gian.

Trong điều kiện công trình tố hợp VỚI khối mái rộng, lớn và những hàng cột to đậm vững chắc, đình Chu Quyến (Hà Tây) đả không bưng bít lại thoáng hầu hết 4 xung quanh khiến ta có cảm giác kiến trúc không quá nặng nề và có tính chất văn hóa – công cộng của đình làng.

– Vần điệu liên tục (sự lặp lại những thành phần giống nhau). Trong kiến trúc cổ Việt Nam do yêu cầu sử dụng và hình thức kết cấu gỗ là một điều kiện quan trọng đế có được vần luật và nhịp điệu liên tục trong tạo hình công trĩnh : cung điện, đình chùa, đền miếu v.v… với 3 gian, 5 gian, 7 gian có nhịp điệu lặp lại tửng gian một và trong các gian đó là sự thống nhất của các bộ cửa, lan can con tiện và trên đó là những trang trí, chạm khắc côn sơn, kẻ bảy v.v… liên tục hài hòa và đẹp mắt.

– Vần điệu tiệm tiến – (thay đổi một cách quy luật lớn dần và bé dần), vần điệu tiệm tiến thường được ông cha ta sử dụng khi tạo hình các tháp hoặc kiến trúc nhiều tầng cho công trình thế ổn định, vững chắc đồng thời có xu thế nhịp điệu vút lên cao.

– Van điệu giao thoa (Các thành phần kiến trúc xen kẽ nhau có tổ chức, có quy luật). 

2. Chủ yếu, thứ yếu và trọng điểm:

Tác phẩm nghệ thuật hội họa bao giờ cũng có chủ đề chính được thể hiện rõ nét, tập trung nhất và những thành phần phụ bổ sung, hỗ trợ làm nổi bật chủ đề chính. Bố cục tạo hình kiến trúc cổ Việt Nam rất chú trọng quy luật và nguyên tắc này: chủ yếu, thứ yếu và trọng điểm rất rõ ràng.

Trong ngôi chùa Việt Nam: Tòa Thượng Điện với Tam Báo thờ Phật là trung tâm và bộ phận kiến trúc chủ yếu nhất của kiến trúc khu Chùa, tất cá các kiến trúc trước, sau và xung quanh chí là phụ trợ. Phẩn kiến trúc chủ yếu bao giờ cũng có kích thước cao, rộng hơn, trang trí tinh xáo, đẹp mắt hơn còn phần kiến trúc thứ yếu có kích thước thấp, hẹp hơn đường nét đơn giản, sơ sài hơn. Trong quần thể kiến trúc cung điện Đại Nội Huế, Điện Thái Hòa trước sân Đại triều nghi 3 cấp là công trình chủ thê của hàng loạt cung điện bố trí dọc trên đường thần đạo của Hoàng cung, uy nghi, trang trọng và vàng son rực rỡ hơn tất cả.

Ngay trong các bộ phận đóng vai trò như nhau nhưng có bộ phận được nhân mạnh hơn, những bộ phận đó là trọng điểm: Ngọ Môn – Hoàng thành Huế có 5 cửa, cứa dành cho Vua đi là cứa chính, được bố trí ở giữa trên trục chính “đường thân đạo” của Hoàng cung, song “tâm bố cục” và “trọng điểm” quan trọng hơn cá lại là vị trí đặt Ngai vàng nhà Vua trong điện Thái Hòa.

3. Liên hệ và phân cách


Sự liên hệ và phân cách khéo léo giữa các bộ phận cố gắng sắp xếp thành một khối hoàn chỉnh trong kiến trúc cổ và dân gian thường dùng các thủ pháp: hành lang, thềm bậc, sân trong… để tạo cho không gian kiến trúc trong và ngoài gan bó với nhau, có sự liên hệ với nhau song không nhầm lân tính chất các bộ phận khác nhau. Mái thừa lưu (mái vỏ cua) trong “trùng thiềm – điệp ốc” các kiến trúc cung điện ớ Huế là một đặc điếm các kiến trúc cổ triều Nguyền, vừa là giái pháp phân cách tiền doanh – hậu doanh (chính doanh) lại vừa hoàn chỉnh công trình trong một tống thế toà điện.

Cân bằng và ổn định là một quy luật và yếu tố cơ bán ông cha ta sứ dụng phố biến rộng khắp trong tạo hình nghệ thuật kiến trúc cố truyền – nhắt là kiến trúc cung đinh và kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng cần thiết trang nghiêm và bề thế. Mặt bằng đơn thể công trình hoặc tống thể nhiều kiến trúc phần lớn được bố cục cân bằng – đối xứng đế gây cảm giác ổn định với người sử dụng hoặc khách tham quan. Vấn đề cân xứng không nhũng giải quyết trên các hình dạng mặt bằng “ki hà học”: hình vuông, hình chữ nhật, hình đa giác đều, hình tròn…(trong đó phần lớn là hình chữ nhật và hình vuông) mà còn giái quyết bố cục trên mặt đứng công trình bằng hình khối, đường nét, mầu sắc và vật liệu. Công trình phát triển theo chiều cao: lầu gác, tháp… thường dưới to, trên nhỏ, sứ dụng vật liệu bên dưới là vật liệu nặng (gạch, đá), trên là vật liệu nhẹ (gỗ, gạch rỗng). Do hạn chế của kết cấu gỗ là chủ yếu, phần lớn kiến trúc cổ Việt Nam phát triển theo chiều ngang nhiều hơn là chiều cao: quần thể công trình kiến trúc Văn Miếu, chùa Bút Tháp, Hoàng cung Huế v.v… là những minh chứng cụ thể. Một số ít có mặt bằng tự do gây cảm giác nhẹ nhàng, thoái mái, vui tươi… là bố cục vườn cảnh, vườn Ngự tlyến, Lăng Tự Đức (tổng thế)… song bản thân công trình và tổng thể kiến trúc vẫn là cân xứng.

Ý nghĩa của quy luật và yếu tố “tỉ lệ và tầm thước” trong kiến trúc cổ truyền Viẹt Nam bao hàm mấy mặt dưới đây:

– Tương quan lớn nhỏ giữa các độ dầi, độ rộng, độ cao bản thân một cấu kiện, một bộ phận hoặc toàn thể một công trình kiến trúc.

– Tương quan lốn nhỏ giữa bộ phận và toàn thể, giữa bộ phận này với bộ phận khác hoặc giữa công trình kiến trúc này với công trình kiến trúc khác.

– Tương quan lớn nhỏ giữa kích thước cấu kiện, bộ phận và công trình kiến trúc với con người hoặc không gian thiên nhiên đất nước Việt Nam.

Những công trình kiến trúc cổ hoàn mĩ, có giá trị nghệ thuật cao được xếp hạng ‘Di tích lịch sử nghệ thuật” cấp Nhà nước có tỉ lệ cân xứng và thóa đáng cá ba mặt nói trên. 

– Kĩ thuật và vật liệu xây dựng cổ truyền Việt Nam với phương thức kết cấu gỏ, gạch, đá, ngói… hình thành tỉ lệ và tam thước kiến trúc có khấu độ không lớn, rộng và vững chãi, khoẻ mạnh.

– Yêu cầu công năng kiến trúc cung điện hoặc tôn giáo tín ngưỡng dùng cho Triều đình hoặc cộng đồng người có tỉ lệ cấu kiện, bộ phận hình khối, kiến trúc to lớn, hùng vĩ khác với cấu kiện, bộ phận, hình khối nhà ở dân gian.

– Cùng là kết cấu kiến trúc gỗ, song truyền thống nghệ thuật dân gian Việt Nam khiến kiến trúc cổ truyền Việt Nam có tỉ lệ và tầm thước khác kiến trúc gỗ Trung Quốc, Nhật Bán… lại càng không giống kiến trúc gỗ cùng thời kì ớ phương Tây, củng trên đất nước Việt Nam, tỉ lệ kiến trúc ngôi đình làng người Việt khác tỉ lệ kiến trúc ngòi nhà Rông Tây Nguyên, tí lệ ngôi nhà sần người Thái Tây Bắc khác tỉ lệ ngôi nhà đất người Sán Dìu ớ trung du.

– Ý thức tư tưởng xã hội phong kiến Việt Nam trước đây cũng góp phan hình thành những công trình kiến trúc với tỉ lệ các khối đặc và rỗng, sáng và tối không quá cao to, bề thế như đền – đài cổ Ai Cập với chế độ xã hội chủ nô và nô lệ; lại củng không có ti lệ thanh mánh, vút cao của kiến trúc Gô – tích và Đạo Giatô phát sinh ở Pháp, thịnh hành ớ Âu Châu thời trung thế kỉ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Marengo Shoemaker bật mí đến bạn chức năng của một đôi giày Oxford

Không phải đôi giày nào cũng có chức năng giống nhau, giày tây nam có rất nhiều loại, chẳng hạn như giày Brogues, giày tây nam Derby, giày L...