Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

【Giải đáp】Kiến Trúc High Tech Là Gì? Và Những Biến Thể Của Kiến Trúc High Tech Trong Hiện Đại


Như chúng ta đã khái quát ở trên – phần mở đầu, kiến trúc High-Tech là một trào lưu quan trọng của kiến trúc thế giới xuất hiện từ những năm 1970 mà tiền thân của nó là Chủ nghĩa sản xuất mới phát triển trước đó không lâu. Đầu tiên người ta tưởng kiến trúc High-Tech chỉ phát triển mạnh trong khoảng những năm 1970 – 1980 và những năm đầu của thập niên 90, nhưng thật ra nền kiến trúc High-Tech chính thống và những biến thế của nó, vẫn phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng High-Tech có nhũng mối liên hệ chặt chẽ vói Kiến trúc hiện đại mới là trào lưu kiến trúc tiêu biểu và lành mạnh nhất của kiến trúc cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Đầu tiên, kiến trúc High-Tech phát triển ở những nước công nghiệp phát triển phương Tây và Nhật Bản, nhưng gần đây các kiến trúc sư tiêu biểu của trường phái High -Tech thấy rằng khi thiết kế cho các nước đang phát triển. High-Tech rất có triển vọng tiếp cận với Low-Tech.


Lịch sử của kiến trúc high tech


Công trình Renault Building do Norman Foster thiết kế ở Swindow (1982). Một số tác phẩm kiến trúc High – Tech được xem là đỉnh cao của thời kì phát triển của nó mà đối với hiện tại đã trở thành kinh điển là Tòa nhà ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải ở Hồng Kông do Norman foster thiết kế ( 1979 – 1986), tòa nhà hãng bảo hiểm Lloyd’s Buiding do Rogers thiết kế và nhà ga sân bay Kansai ở Osaka – Nhật Bản cũng như sân bay London số 3 Tenstestd – Anh do Norman Foster thiết kế.

Tòa nhà ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải ở Hồng Kông do Norman foster thiết kế (1979 – 1986) 

Ở CHLB Đức kĩ thuật được sử dụng triệt để vào kiến trúc, và kiến trúc hình như là rất gắn bó với máy tính, với robot, từ những thông số kích thước đến sự biến đổi không gian của kiến trúc đều mang đậm kiến trúc High – Tech.



Gần đây nhất những tác phẩm kiến trúc High – Tech nổi tiếng ta cần phải kể ra :


a)   Vòm mái pha lê của tòa nhà Quốc hội Đức do Norman Foster thiết kế.

b)   Tòa nhà ngân hàng thương mại ở Frankfurt, Đức của Norman Foster.

c)   Tòa thị chính Tokyo của Kanzo Tange.

d)   Tòa tháp đôi Pestronas ở Kuala Lumpur – Malaysia do Cesar Pelli thiết kế.

e)   Nhà ga xe lửa tốc độ cao ở Lyon, Pháp do Santiago Calatrava thiết kế.

f)    Trung tâm văn hóa ở Noumea, New Caledonia do Renzo Piano thiết kế.

Vậy quan niệm cơ bản và ngôn ngữ thiết kế của trường phái High – Tech là gì? Điều này chúng ta cần phải tổng kết và nghiên cứu kỹ lưỡng. Đó là những khái niệm sau:

  • Kiến trúc High – Tech lấy mỹ học cơ khí và mỹ học cấu trúc làm nền tảng lý luận cho mình
  • Kiến trúc High – Tech nhấn mạnh sự cảm thụ thị giác gắn liền với động thái của hình thức kiến trúc
  • Kiến trúc High – Tech có xu hướng cực đoan hóa kỹ thuật, chú trọng việc sử dụng các mối nối và các khớp một cách hợp lý
  • Kiến trúc High – Tech ngoài ngôn ngữ kiến trúc dựa trên phát triển của công nghệ cao cũng không từ chối việc tham khảo và áp dụng những ngôn ngữ của những trường phái khác.

Ảnh hưởng của kiến trúc High – Tech hiện nay rất lớn, nó được phát triển mạnh không chỉ ở Nhật, Tây Âu, và Mỹ mà còn phạm vi toàn thế giới, đặc biệt những biến thế của nó mang tính chất tiến bộ còn có thể giúp áp dụng cho các nước nghèo.

Với một đội ngũ kiến trúc sư – tác giả ưu tú nhất của thời đại, High – Tech đã đóng góp tiến bộ và có hiệu quả vào việc thay đổi tính chất lẫn hình ảnh của nền kiến trúc đương đại.

Như phần trên chúng tôi đã nhận xét, nếu cho ta quá trình phát triển trào lưu High – Tech là 150 năm, thì có nghĩa là chúng ta quá “thổi phồng”, vì vậy nói rằng quá trình phát triển chính của xu hướng này là 30 năm thì chính xác hơn. Dọc theo chặng đường này, để cho có một cái nhìn hoàn chỉnh hơn, ta nên kể thêm một số tác phẩm quan trọng khác nữa của High – Tech : tòa nhà Financial Time ở London, Anh (1988- KTS. Nicolas Grimshaw) có không gian phong phú và mặt đứng nhấn mạnh vần luật. Có đột xuất những thành phần kiến trúc quan trọng: sân vận động Lords Cricket Ground London (1987 – KTS. Micheal Hopkin) đã bộc lộ hệ thống kết cấu không gian ngoạn mục, từ “phần cứng” là những hệ thống ông thép, những hệ dây căng, những khớp chịu lực đến “phần mềm” là các hệ mái bằng vật liệu cao cấp mỏng và uyển chuyển, tiếp đến là trụ sở tòa báo Westerm Morning News, Playmouth, Anh (1993 – KTS. Nicolas Grimshaw), một biểu tượng của sự kết hợp hài hòa của mỹ thuật mới văn hóa mới, công trình tháp khí tượng Bermeter ở London (1995), một tòa tháp trong suốt được trụ vững của một lõi cứng, kết thúc ở đỉnh bằng một cấu trúc Design vươn lên trời cao. Những công trình kiến trúc trên đây nói lên, đất nước Anh là quê hương đầu tiên và có tiềm năng rất mạnh của nền kiến trúc High – Tech.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Marengo Shoemaker bật mí đến bạn chức năng của một đôi giày Oxford

Không phải đôi giày nào cũng có chức năng giống nhau, giày tây nam có rất nhiều loại, chẳng hạn như giày Brogues, giày tây nam Derby, giày L...