Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

【Giải đáp】Khu Công Nghiệp Sinh Thái Là Gì?

Khu công nghiệp sinh thái (KCNST) là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích, cùng hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong quản lý các vấn đề môi trường và tài nguyên.

Hội thảo Giới thiệu Dự án “Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam”.




KCNST kiểu mẫu trên thế giới 


Kalundborg ở Đan Mạch được xem là một ví dụ điển hình để hình thành hệ thống lý luận sinh thái học công nghiệp và các KCNST trên thế giới. Thành phần chính tham gia vào KCN này bao gồm: Nhà máy nhiệt điện lớn nhất tại Đan Mạch – Nhà máy điện Asnaes; Nhà máy lọc dầu Staltoil, Nhà máy sản xuất dược phẩm và enzym Novo Nordisk; Nhà máy sản xuất ván trát tường Gyproc – nhà máy lớn nhất vùng Scandinavia, đô thị Kaludborg, phân phối nước, điện cho 20.000 người dân. Sự cộng sinh đã phát triển qua nhiều năm bao gồm các đối tác từ các huyện khác, cũng như nông trại. 
Các công ty tham gia trao đổi nguyên liệu và năng lượng vì lợi ích chung, trên cơ sở đó phế thải từ một công ty này có thể được sử dụng như là đầu vào chi phí thấp cho công ty khác.Những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự hình thành quan hệ cộng sinh trong KCN Kalundborg bao gồm: Sự phù hợp giữa các ngành công nghiệp trên phương diện “Trao đổi chất thải”; Khoảng cách (về vị trí địa lý giữa các nhà máy không quá lớn; Mỗi nhà máy đều nắm được thông tin liên quan đến các nhà máy khác trong KCN; Động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào KCNST là sự phát triển kinh tế bền vững; Sự phối hợp giữa các nhà máy là trên tinh thần tự nguyện và phù hợp với quy định của cơ quan chức năng.

Thực tế vận hành KCNST từ năm 1972-2003 cho thấy mang lại lợi ích thiết thực như sau (Côté và Hakk, 1995; Cohenrosenthal và McGalliard, 2003): Giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên (Dầu:19.000 tấn/năm, than đá: 30.000 tấn/năm, nước: 600.000 m3/năm); Giảm lượng khí thải phát sinh: CO2: 130.000 tấn/năm, SO2: 3.700 tấn/năm: Tái sử dụng phế phẩm (Tro: 135 tấn/năm, Sulphua: 2.800 tấn/năm, Thạch cao: 80.000 tấn/năm, Nito trong bùn: 800.000
tấn/năm).

Theo “Sổ tay phát triển KCNST cho các nước đang phát triển châu Á” của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), KCNST cần tập trung vào 7 lĩnh vực cơ bản sau:

Hài hòa với thiện nhiên;
Hệ thống năng lượng;
Quản lý dòng nguyên liệu và chất thải;
Cấp thoát nước;
Quản lý KCNST hiệu quả;
Xây dựng/cải tạo;
Hòa nhập với công đồng địa phương
Có thể phân loại KCNST thành 5 nhóm sau:

KCNST nông nghiệp;
KCNST tái tạo tài nguyên;
KCNST năng lượng tái sinh;
KCNST nhà máy điện;
KCNST lọc hóa dầu hay hóa chất.

Hiện trạng và xu hướng phát triển các KCNST tại Việt Nam

Tại Việt Nam, với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã và đang chú trọng đầu tư và phát triển các KCN. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các KCN, cụm công nghiệp hiện tại không tuân theo quy hoạch thống nhất, một số nơi thiếu cơ sở khoa học do chưa được giải quyết đồng bộ giữa đầu tư cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường. Hiện tại, chỉ có một số KCN, KCX ở phía Nam hoạt động theo mô hình KCNST.

Ví dụ: KCX Linh Trung I (TP.HCM) có tổng diện tích 62 ha hoạt động từ năm 1995 với 26 công ty. Đây là nơi tập hợp của các cơ sở sản xuất và dịch vụ cùng hướng tới một mục đích là nâng cao chất lượng môi trường và nguồn tài nguyên. Tất cả các cơ sở sản xuất trong KCX đều thực hiện trao đổi chất thải với Công ty Liên doanh Sepzone hoặc với các cơ sở thu mua phế liệu, tái sinh, tái chế hoặc xử lý chất thải bên ngoài KCX;

KCN Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai) thành lập năm 1997 trên địa bàn 2 xã Hiệp Phú và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, với diện tích 347 ha, với các ngành công nghiệp như: dệt may, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm gỗ, thực phẩm, hóa chất và hóa mỹ phẩm, điện tử, điện gia dụng… KCN hình thành một mạng lưới trao đổi chất thải, giấy caton được sử dụng để sản xuất hộp cát tông, nguyên liệu vải, sợi phế liệu được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như giẻ lau, bụi bông… Còn mạng lưới trao đổi chất thải bên ngoài KCN được thiết lập đối với tái chế phế liệu như: nhựa, giấy và cát tông… Chất thải rắn, khí thải đều được xử lý, còn nước thải được xử lý và tái sử dụng cho các thiết bị vệ sinh ở khu lưu trú của công nhân (240 m³/ngày), tưới cây (500 m³/ngày) ngoài ra nước thải sau xử lý là 7.500 m³/ngày.

Có thể nói, việc áp dụng KCNST tại Việt Nam là một trong những giải pháp để hướng đến Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Phát triển KCNST có thể cải thiện hoạt động kinh tế, đồng thời giảm thiểu các tác động tới môi trường bởi nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và giảm thải bỏ chất thải, thích hợp cho phát triển công nghiệp xanh. Tuy nhiên, để phát triển và nhân rộng mô hình này tại Việt Nam thì hệ thống chính sách đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai Dự án “Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) chuyển giao công nghệ, áp dụng phương thức sản xuất sạch hơn, để giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng hiệu quả, đặc biệt là kết nối các DN với nhau, góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường và giảm chi phí sản xuất.

Với 5 hợp phần, thời gian tới, Dự án sẽ tập trung vào những nhiệm vụ sau:

Xây dựng các chính sách và quy định, tiêu chí của KCNST;

Tăng cường năng lực lập quy hoạch và quản lý KCNST cho các cơ quan quản lý KCN ở Trung ương và địa phương;

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ sạch, phát thải ít các-bon, phương thức sản xuất an toàn và sử dụng hiệu quả tài nguyên cho các DN trong KCN;

Xác định, hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận tài chính ưu đãi để đầu tư ứng dụng công nghệ sạch và sử dụng hiệu quả tài nguyên cho các DN tại những KCN thực hiện thí điểm;

Triển khai thí điểm các dự án chuyển đổi thành KCNST;

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển KCNST.

Hiện nay, khái niệm KCNST vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, các quy định, văn bản pháp quy về KCNST hầu như chưa có, do vậy, bên cạnh mang lại các lợi ích cho DN, Dự án cũng tổ chức các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý nhà nước liên quan, đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc chuyển đổi từ KCN cũ sang KCNST. Từ việc thực hiện thí điểm của các KCN, sẽ xây dựng, ban hành văn bản pháp quy quy định về mô hình KCNST, trong đó sẽ bao gồm khái niệm KCNST, các điều kiện cụ thể để chuyển đổi thành KCNST, quy định các cơ chế, chính sách để khuyến khích các DN, công ty phát triển hạ tầng KCN chuyển đổi thành KCNST.

Đây là những bước đi đầu tiên để phát triển các KCNST theo hướng hiện đại, thân thiện với khí hậu tại Việt Nam, hi vọng dự án này sẽ là tiền để để nhân rộng các mô hình KCNST trên toàn quốc.

【Giải đáp】Cách Tiết Kiệm Năng Lượng Giúp Bạn Tiết Kiệm Chi Phí Hàng Tháng

Chúng ta hiện nay hoàn toàn có thể thay đổi thói quen sử dụng năng lượng để có thể đạt tới mục tiêu tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Chỉ cần thực hiện một vài thao tác nhỏ sau đây bạn đã giảm được một lượng lớn khí CO2 phát thải và giảm chi phí cho các hóa đơn của gia đình.

Tiết kiệm năng lượng không chỉ tiết kiệm được tiền mà còn giảm được nhu cầu sử dụng các dạng nhiên liệu hóa thạch như dầu lửa, than đá, khí ga tự nhiên.... Giảm việc sử dụng các nhiên liệu này cũng có nghĩa giảm được lượng khí CO2 - nguyên nhân chính gâ y ra hiện tượng nóng lên của trái đất và các dạng ô nhiễm khác - thải ra ngoài môi trường. Chúng ta hiện nay hoàn toàn có thể thay đổi thói quen sử dụng năng lượng để có thể đạt tới mục tiêu tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Chỉ cần thực hiện một vài thao tác nhỏ sau đây bạn đã giảm được một lượng lớn khí CO2 phátthải và giảm chi phí cho các hóa đơn của gia đình.



Đối với đồ gia dụng:

1. Tăng nhiệt độ của tủ lạnh

Tủ lạnh tiêu thụ khoảng 20% lượng điện của tất cả các đồ gia dụng trong nhà. Đảm bảo công tắc chế độ tiết kiệm điện luôn được bật. Kiểm tra các miếng đệm xung quanh cửa tủ để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và khít.   

2. Đặt máy giặt ở chế độ nước ấm hoặc lạnh, không để chế độ giặt nước nóng.

Việc này sẽ giúp giảm được khoảng 227kg khí CO2  đối với loại máy dùng điện để đun nóng nước và 68kg CO2 đối với loại đun nước bằng ga.

3. Đảm bảo khi rửa bát bằng máy, bát đũa phải được xếp đầy trong giá đựng.

Bạn có thể tắt chế độ sấy bát đũa. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm 20% lượng điện tiêu thụ cho máy rửa bát. 

4. Giảm nhiệt độ của bình đun nước nóng

Thay vì đặt nhiệt độ là 600C thì hãy đặt 500C. Nếu mỗi gia đình giảm nhiệt độ của bình nước nóng xuống 100C thì mỗi năm chúng ta sẽ giảm được 45 triệu tấn khí CO2 phát thải – tương đương với lượng CO2  phát thải của cả Kuwait hay Libi.

5. Mỗi khi thay thế đồ gia dụng cũ, hãy chọn những sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Hãy tìm xem trên sản phẩm có dãn nhãn tiết kiệm năng lượng không. Hãy mua sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của gia đình chứ đừng mua loại quá to. Ví dụ máy giặt lồng ngang có thể tiết kiệm 60% đến 70% lượng nước sử dụng so với máy lồng đứng. Thay một cái tủ lạnh đời 1973 bằng một model mới tiết kiệm năng lượng có thể giảm được 1.4 tấn CO2 phát thải. Mua một hệ thống bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời giảm được 4.9 tấn CO2 mỗi năm.

Đối với hệ thống sưởi và làm mát:

6.   Không nên quá lạm dụng máy sưởi và máy điều hòa. Chỉ cần giảm 2 độ của máy sưởi trong mùa đông cũng sẽ giúp giảm được 6% lượng CO2 phát thải, tương đương 191kg CO2.

7.   Thường xuyên làm sạch và thay tấm lọc. Năng lượng bị thất thoát khi điều hòa và máy sưởi phải làm việc “vất vả” hơn để hút được không khí đi qua một màng lọc bị dính đầy bụi. Việc làm sạch tấm lọc sẽ giúp tiết kiệm 5% năng lượng và giảm phát thải 80kg CO2.

 8. Sử dụng bóng compact tiết kiệm điện để cho hiệu quả ánh sáng tốt nhất. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn so với bóng đèn thường nhưng bóng compact tính về lâu dài sẽ tiết kiệm hơn do chỉ sử dụng ¼ điện năng và có tuổi thọ cao gấp 8-12 lần so với bóng đèn thường mà vẫn cung cấp độ sáng tương đương. Khi thắp sáng bóng đèn thường, chỉ 10% điện năng được sử dụng để phát sáng còn 90% điện năng còn lại chỉ có tác dụng làm bóng đèn nóng lên

 9. Bảo ôn hệ thống đun nước nóng với chi phí chỉ $10-$20 nhưng sẽ tiết kiệm được 450kg gas dùng cho việc đun nước nóng.

10. Dùng ít nước nóng hơn bằng cách lắp đầu vòi tiết chế lưu lượng nước. Mất khoảng $10-$20 nhưng hàng năm sẽ giảm khoảng 650kg CO2 phát thải và tiết kiệm 200kg gas.

11. Tự điều hòa không khí trong nhà/căn hộ của mình. Bít lại những chỗ bị rò khí trên cửa sổ hay cửa ra vào. Việc này chỉ tốn khoảng $1 cho mỗi cửa sổ và sẽ giảm 2500kg CO2 phát thải. Hãy yêu cầu nhà cung cấp thực hiện kiểm toán năng lượng để biết được nhà bạn có sử dụng năng lượng hiểu quả hay không. Dịch vụ này có thể được miễn phí hoặc chỉ mất chi phí rất nhỏ. Hãy chắc chắn là họ sẽ kiểm tra cả hệ thống máy sưởi và điều hòa của nhà bạn nữa nhé.

Việc đi lại

12. Hãy đi bộ, đi xe đạp, đi chung xe hoặc sử dụng phương tiện công cộng bất cứ khi nào có thể. Ví dụ xe của bạn đi 30 km tiêu tốn hết 1 gallon xăng mà mỗi năm bạn giảm được 3200km đi lại sẽ giảm được 4000kg CO2 mỗi năm.

13. Khi có điều kiện mua xe mới, hãy chọn loại tiết kiệm xăng. Thay vì đi tiêu tốn 1 gallon xăng chỉ đi được 30km, nếu xe của bạn đi được 64km với lượng xăng tiêu tốn là tương đương và bạn đi 16000km mỗi năm, bạn sẽ giảm được khoảng 7000kg CO2 phátthải.

Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế

14. Giảm lượng chất thải sinh hoạt bằng cách giảm thiểu dùng những sản phẩm đóng gói sẵn hoặc dùng những sản phẩm có thể tái sử dụng và tái chế. Cắt giảm hoặc tái chế mỗi kilogram chất thải ra ngoài môi trường, bạn sẽ tiết kiệm được năng lượng và giảm được ít nhất 0.5kg CO2 phát thải

15. Nếu xe của bạn có lắp điều hòa, hãy tái chế môi chất làm lạnh của hệ thống này. Tại Mỹ, rò rỉ từ hệ thống điều hòa xe hơi là nguyên nhân chính gây phát thải khí CFC, một chất gây thủng tầng Ozon và gây ra hiệu ứng nóng lên của trái đất. Lượng CFC này tương đương với gần 10 tấn CO2 phát thải mỗi năm.

16. Cách nhiệt cho tường và mái. Việc này giúp giảm 20% đến 30% chi phí năng lượng và giảm từ 300kg đến 2500kg lượng CO2 phát thải mỗi năm

17. Hiện đại hóa hệ thống cửa sổ. Thay thế loại cửa truyền thống bằng loại cửa kính hai lớp, giữa hai lớp kính có khí argon. Dùng loại cửa kính này có thể giảm 2.4 tấn CO2 hàng năm cho những căn hộ dùng gas để sưởi, 3.9 tấn đối với hệ thống sưởi bằng dầu và 9.8 tấn cho hệ thống sưởi điện.

 18. Trồng nhiều cây cối và tường nhà màu sáng nếu bạn sống ở những nước có khí hậu nóng hoặc sơn màu tối nếu bạn sống ở nơi khí hậu lạnh. Việc giảm năng lượng tiêu thụ nhờ tận dụng bóng mát của cây cối dùng màu sơn thích hợp có thể giúp bạn giảm được đến 2.4 tấn CO2 mỗi năm.

Công việc kinh doanh và cộng đồng    

19. Hãy đề nghị sếp của bạn lắp đặt những thiết bị hiệu quả năng lượng và thực hiện những giải pháp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu xả thải tại nơi làm việc. Thành lập hoặc tham gia các hội, nhóm ở địa phương và làm việc với các nhà chức trách để áp dụng những biện pháp này trong trường học và các tòa nhà công trình công cộng

20. Liên hệ với các nhà chức trách về môi trường ở địa phương và cấp quốc gia, đề đạt ý kiến của bạn về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng như những vấn đề về môi trường.

【Giải đáp】Thị Trường Bất Động Sản Là Gì?

Từ khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (1986), Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường. Đến nay về cơ bản chúng ta đã hình thành đầy đủ các bộ phận của kinh tế thị trường, trong đó một số thị trường đã phát triển khá như thị trường các sản phẩm đầu ra, nhất là thị trường hàng hoá và một số sản phẩm phục vụ. Tuy nhiên, đối với các thị trường sản phẩm đầu vào có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển sản xuất kinh doanh như thị trường vốn thị trường lao động đặc biệt là thị trường BĐS lại mới chỉ trong giai đoạn ban đầu hình thành và phát triển.

Có thể thấy rằng bản thân thị trường BĐS không tự dưng mà có, nó phụ thuộc vào yếu tố khi nào BĐS được coi là hàng hoá, được trao đổi, mua, bán, cho thuê, chuyển nhượng v.v… Nói chung là hoạt động kinh doanh BĐS.

Hiện nay quan niệm về thị trường BĐS cũng đang đựơc tranh luận và nổi lên một số ý kiến như sau:


Khái niệm 1: Thị trường BĐS là thị trường của hoạt động mua bán, trao đổi, cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng quyển sử dụng BĐS theo quy luật của thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Khái niệm 2: Thị trường bất động sản là tổng hoà các giao dịch dân sự về BĐS tại một địa bàn nhất định, trong thời gian nhất định.



Khái niệm 3: Thị trường BĐS là tổ chức các quyền có liên quan đến đất sao cho chúng có thể trao đổi giá trị giữa các cá nhân hoặc thực thể. Các quyền này độc lập với các đặc tính vật chất mà thường được gọi là đất.

Định nghĩa thứ ba này nghiêng về thị trường bất động sản là một mô hình, một tổ chức để các quyền có liên quan đến đất được thực hiện một cách độc lập. Tuy rằng tính khách quan của thị trường BĐS là quan hệ giao dịch mua bán BĐS theo quy luật đặc thù của thị trường giá trị nhưng về chủ quan là sự giao dịch đó phải được tổ chức theo một ý đồ nhất định.

Có thể mô tả thị trường BĐS theo mô hình sau:

 Do quan niệm khác nhau về hàng hoá BĐS và phạm vi thị trường nên có một số quan niệm khác nhau về thị trường BĐS.



-Có ý kiến cho rằng thị trường BĐS và thị trường đất đai là một bởi vì tài sản là nhà, công trình xây dựng phải gắn với đất đai mới trở thành BĐS được. Do đó đất đai bản thân nó là BĐS đồng thời là yếu tố đầu tiên của bất kỳ BĐS nào khác. Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường đất đai chỉ là một bộ phận của thị trường BĐS và hàng hoá đất đai chỉ là một bộ phận của hàng hoá BĐS.

-Trên thực tế, có một số người cho rằng thị trường BDS là thị trường nhà đất (thị trường địa ốc). Quan niệm này khá phổ biến ở nứơc ta vì cho rằng chỉ có nhà đất mới mang ra mua bán chuyển nhượng trên thị trường. Cũng giống như quan niệm trên BĐS nhà đất chỉ là một bộ phận của hàng hoá BĐS trên thị trường. Vì vậy quan niệm này là không đầy đủ.

-Một quan niệm khá phổ biến khác cho rằng thị trường BĐS là hoạt động mua bán, trao đổi, cho thuê, thế chấp, chuyển dịch quyền sở hữu (quyền sử dụng) BĐS theo quy luật thị trường. Khái niệm này phản ánh trực diện các hoạt động của thị trường cụ thể. Khái niệm này dễ làm người ta nhận biết phạm vi và nội dung của thị trường BĐS hơn là khái niệm có tính khái quát. Cũng có ý kiến bổ sung cho khái niệm này, cho rằng thị trường BĐS là thị trường của hoạt động mua bán trao đổi cho thuê, thế chấp, chuyển dịch quyền sở hữu (quyền sử dụng) BĐS theo quy luật thị trường có sự quản lý của nhà nước. Ý kiến này xuất phát từ đặc điểm là hoạt động của thị trường BĐS ở hầu hết các nước đều được điều chỉnh bằng pháp luật dân sự hoặc pháp luật đất đai và chịu sự can thiệp và quản lý chặt chẽ của nhà nước.

Bất động sản Sài Gòn hiện đang nóng lên từng ngày một, hàng ngàn chung cư, hàng trăm văn phòng cho thuê được mở ra. Người được lợi nhất chính là người dân và doanh nghiệp, khi văn phòng nhiều, giá thuê sẽ rẻ hơn và diện tích thuê sẽ rộng hơn. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không xảy ra tại các quận cho thuê nằm ở khu vực trung tâm trong Sài Gòn chẳng hạn như quận 1, quận 3, quận 10, quận 4. Cũng trong bối cảnh này, các quận vùng giáp trung tâm bỗng trở nên nóng dần lên, nhất là chuỗi cho thuê văn phòng quận Bình Thạnh giá rẻ của Office4u nghiễm nhiên trở thành những địa điểm lý tưởng, có rất nhiều doanh nghiệp đang thuê tại đây.

Lợi ích khi thuê các bất động sản tại quận Bình Thạnh chính là được hưởng rất nhiều ưu đãi về dịch vụ với giá rẻ hơn nhiều lần so với các quận trong trung tâm. Doanh nghiệp chọn những bất động sản cho thuê tại đây để "an cư lạc nghiệp" bởi rất nhiều lợi ích: chẳng hạn như tiết kiệm chi phí, có văn phòng cho thuê rộng hơn, dịch vụ đầy đủ không kém các quận trung tâm, yên tĩnh, di chuyển qua lại dễ dàng hơn, thông suốt hơn, môi trường cũng không ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn như các quận trung tâm. Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu nhất trong việc nhìn ra được tiềm năng của quận này trong nhiều năm qua và đã xây dựng hàng loạt chuỗi cho thuê văn phòng quận Bình Thạnh tiếng tăm chính là Office4u. Cho đến thời điểm hiện nay doanh thu của họ đã đạt cột mốc lên đến hàng trăm tỷ mỗi tháng chỉ sau 3 năm thành lập.

Không chỉ bất động sản ở Bình Thạnh đang nóng lên từng ngày mà bất động sản của các quận như quận Phú Nhuận cũng nhiệt không kém bởi những tiềm năng như đã kể trên.

【Hướng Dẫn】Xây Nhà Bằng Gạch Siêu Nhẹ Có Nên Hay Không?

Gạch siêu nhẹ hay còn gọi là gạch block nhẹ, cũng một loại gạch bê tông không nung với nhiều đặc tính vượt trội, hơn hết lại góp phần bảo vệ môi trường nên đây cũng đang là hướng lựa chọn của nhiều công trình xây dựng hiện đại. Tuy nhiên không ít người đang băn khoăn liệu loại gạch nhẹ như thế dùng xây nhà có đảm bảo hay không?

Gạch block nhẹ được sản xuất từ nguyên liệu là xi măng, cát, nước cùng với phụ gia tạo bọt. Trong đó, phụ gia tạo bọt có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như giá thành của gạch và thường người ta phải nhập khẩu. Tất cả nguyên liệu sau khi được đưa vào máy trộn thành hỗn hợp thì sẽ được đổ vào khuôn. Khách hàng hoàn toàn có thể đặt hàng kích thước gạch theo yêu cầu.

So với các loại gạch đất nung thì gạch siêu nhẹ có thể dễ dàng cưa, cắt, đục, đóng đinh,… Trọng lượng mỗi viên gạch siêu nhẹ chỉ bằng 1/2 gạch đất nung và bằng 1/3 gạch bê tông thường, nên người ta thường nói loại gạch nhẹ đến mức có thể nổi trên mặt nước. Gạch siêu nhẹ tuy có cường độ không lớn bằng gạch nung, khả năng thám nước cao hơn và phải dùng vít lớn để bắt lên tường, nhưng bên cạnh những điểm nhược đó là rất nhiều ưu điểm đáng chú ý khác.



Xây nhà bằng gạch siêu nhẹ, nên hay không nên?


Gạch siêu nhẹ có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, vì thế mà không ít trường hợp dùng gạch để làm phòng thu âm, phòng karaoke; có khả năng chống mối mọt hoàn hảo; gạch không dễ bắt cháy, có thể chịu được nhiệt độ cao của những trận cháy lớn kéo dài 8 giờ và hơn nữa, khi xảy cháy nổ không sinh ra khí độc. Đây là một loại vật liệu siêu bền, độ bền vững cao, có thể sử dụng ở nhiều nơi có có điều kiện thời tiết khác nhau, ở miền biển, vùng bão lũ. Hơn nữa gạch có giá bán rẻ nên, độ cứng chắc cao, ít bị hao hụt do vỡ, gãy nên sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá thay vì sử dụng gạch nung.

Với tất cả những đặc điểm của gạch siêu nhẹ mà chúng tôi vừa đề cập đến trên đây thì chắc hẳn bạn đã ra câu trả lời cho mình rồi. Ngôi nhà với mọi người phải đảm bảo độ chắc chắn, nhưng không những chắc chắn mà lại còn tiết kiệm chi phí thì tốt hơn nhiều.

【Giải đáp】Bim Trong Xây Dựng Là Gì?

Để hiểu BIM là gì, đầu tiên chúng ta cần phải biết BIM viết tắt của từ gì. BIM viết tắt của từ Building Information Modeling

​Diễn giải nghĩa: Chữ Building thường được dịch là (1) “công trình – danh từ” , information là thông tin, Modelling là quá trình mô hình hóa.  BIM = Mô hình Thông tin Công trình. Nhưng Building cũng có thế hiểu theo cách 2 là “Đang xây dựng – động từ” – BIM = Xây dựng Mô hình Thông tin. Thiết nghĩ các bạn nên hiểu theo 2 cách luôn cho sành điệu = Xây dựng Mô hình Thông tin Công trình.


Thông tin (Information) ở đây có thể chia là 2 loại: 


​Thông tin hình học (Geometry 3D): các kích thước dài, rộng, cao, vị trí của cấu kiện trong công trình như cột dầm sàn ống nước, bồn tắm, bóng đèn, bàn ghế tủ,...

Thông tin phi hình học (data): thông tin phụ về các cấu kiện như hãng sảng xuất, thời gian bảo trì bảo dưỡng, giá thành, nhà cung cấp,...



Theo cách hiểu này, BIM là một mô hình 3D duy nhất chứa thông tin công trình, dùng để khai thác chung giữa các bộ môn, các bên liên quan từ giai đoạn thiết kế ý tưởng đến giai đoạn thi công và vận hành công trình..

Như vậy, BIM không chỉ là nguồn lưu trữ và cung cấp thông tin công trình từ giai đoạn thiết kế, thi công đến quản lý vận hành (Hình 1) mà còn là quá trình tạo ra và sử dụng nguồn thông tin đó với các hoạt động như mô hình hóa, phối hợp, trao đổi thông tin, sửa đổi thông tin...

Hình này là theo thống kê ở Anh về phân bổ giá trị trong vòng đời của một dự án. Theo đấy các bạn làm thiết kế (KTS, KS…) lằng nhà lằng nhằng nhưng chỉ chiếm có 3% giá trị công trình. Các nhà thầu dãi nắng dầm sương nhiều khi đổ máu chết người nhưng cũng chỉ chiếm có 17% giá trị. Tức là phần hình học hay xây lắp chắc chỉ khoảng 20%… 80% còn lại dành cho các bạn vận hành, ngồi mát ăn bát vàng. Mà để vận hành tốt, các bạn này rất cần các thông tin phi hình học. Túm lại, hơi dông dài nhưng để thấy là các thông tin phi hình học nó rất rất có giá trị. 

Cái hình tiếp theo sẽ làm các bạn Kiến trúc sư và Kỹ sư kết cấu buồn hơn nữa. Hình này song kiếm hợp bích với hình trên để khẳng định thêm là các thông tin hình học giảm dần sự quan trọng trong vòng đời công trình và dĩ nhiên ngược lại, các dữ liệu phi hình học càng về sau càng quan trọng. 


 Thông tin công trình BIM

Nếu đem so với một cái dầm đã được tùy biến là thêm vào rất nhiều data, ngoài bxh thì còn quá trời thông tin luôn. Ví dụ ngoài kích thước hình học, người ta còn thêm vào: 

Khối lượng thép để bốc khối lượng, vật liệu, cường độ… để làm giá 5D. 

Thông tin về nhà sản xuất, email liên lạc để khi có chuyện gì như bị bễ, bị gãy thì còn biết ai mà liên lạc.

Họ còn thêm cả tiêu chuẩn dùng để tính dầm, đưa cả moment tới hạn để sau này lỡ tải trọng có thay đổi thì họ có dữ liệu để kiểm tra lại dầm. 
 ... 
 ... 
Nói chung là rất nhiều thông tin đi kèm để có thể khai thác trong suốt vòng đời của công trình phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Nhiều điều mà người ta không thể làm được chỉ với các thông tin từ cái dầm cơ bản của Autodesk. 

Bọn mình hay nói đùa là mô hình BIM mà chỉ có thông tin hình học, không có hoặt rất ít thông tin phi hình học đính kèm thì như là xây nhà lên nhưng không hoàn thiện. 

Điều tiến bộ của BIM so với các công nghệ cũ là thay vì sử dụng các thiết kế 2D, BIM sử dụng công nghệ 3D (chiều dài, rộng, cao). Từ phối cảnh ba chiều (3D) của công trình và các yếu tố khác tích hợp thêm tạo ra các phiên bản 4D BIM, 5D BIM, 6D BIM.... Vậy BIM 3D 4D 5D 6D 7D 8D là gì ?

BIM 4D  tích hợp thêm các yếu tố về thời gian, tiến độ của công trình. 4D BIM cho phép người sử dụng tích hợp các yếu tố hình học của cấu kiện công trình với các nhiệm vụ về tiến độ thi công để lập tiến độ, kế hoạch thi công và kế hoạc cung ứng các nguồn lực cho việc thi công công trình.
BIM 5D tích hợp thêm các yếu tố về hao phí, chi phí. 5D BIM được sử dụng để quản lý, kiểm soát chi phí và xây dựng kế hoạch vốn cho công trình.

BIM 6D được tích hợp thêm các thông tin về các hệ thống thiết bị trong công trình với mức độ chi tiết cao và được sử dụng trong việc quản trị thiết bị và bảo dưỡng hệ thống, bảo dưỡng thiết bị công trình trong quá trình vận hành sử dụng.
Như vậy, Bạn đã hiểu BIM là gì:

BIM không phải là Revit, Tekla, Naviswork, Allplan,.. mà BIM là một quá trình tạo dựng thông tin công trình trên một mô hình 3D, 4D, 5D hay 6D duy nhất.

Trên thế giới có rất nhiều các phần mềm để tạo dựng ra BIM. Các bạn có thể tham khảo các công ty lớn chuyên sản xuất ra các phần mềm sử dụng công nghệ BIM:


  • BIM cho Kiến trúc: Revit, ArchiCad, Grasshopper 3D, Rhinoceros, Lumion…
  • BIM cho Kết cấu: Revit, Tekla, Robot Structural Analysis, Bentley, Staad pro…
  • BIM cho Cơ điện: Revit, Cadewa…
  • BIM cho Phân tích năng lượng: Equest, Energy +, Ecotect, GBS, Vasari
  • BIM cho Quản lý dự án: Navisworks Manage (+iConstruct+Synchro), TeklaBimsight…

BIM cho Dự toán: Vico, CostX…

【Giải đáp】Nhôm Định Hình Là Gì? Ứng Dụng Nhôm Định Hình Vào Đời Sống

Các sản phẩm cửa từ nhôm định hình luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong các công trình hiện đại. Nhôm định hình có rất nhiều loại, vì vậy người chưa từn biết đến sản phẩm này sẽ không thể phân biệt được. Những đặc điểm nhôm định hình sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm thông tin để chọn lựa.

Định nghĩa nhôm định hình là gì?


+ Nhôm định hình là kim loại màu trắng bạc, mềm và có tính dẫn nhiệt, dẫn điện cao. Đây là những thanh nhôm đã qua quá trình xử lý kim loại. Các nhà khoa học kỹ sư đã phát huy toàn bộ những đặc tính của nhôm để phù hợp với yêu cầu tạo nên sản phẩm sử dụng trong công nghiệp.

+ Phụ kiện: một số phụ kiện như ke góc, đai ốc, khớp nối, nẹp rãnh cao su… giúp liên kết vững chắc nhôm với các thành phần khác, đảm bảo hệ thống nhôm định hình ổn định thành một thể thống nhất, chặt chẽ.

+ Kích cỡ: Hiện nay có rất nhiều kích thước như nhôm 20×20, 30×30, 30×60,…
 .
+ Ứng dụng: làm cửa nhôm Xingfa, dùng sản xuất các dây chuyền lắp ghép, băng tải công nghiệp, chế tạo các bộ phận của ô tô…




Các loại nhôm định hình hiện nay

→ Nhôm định hình Vimecto
→ Nhôm định hình Việt Pháp
→ Nhôm định hình Huyndai
→ Nhôm định hình Xingfa
→ Và còn rất nhiều loại khác…

Đặc điểm của nhôm định hình


– Nhôm định hình có thể thiết kế được nhiều mẫu mã đa dạng, phù hợp với từng sản phẩm. So với những loại nguyên liệu khác thì nó có ưu điểm vượt trội hơn nhiều.

– Nhôm định hình còn tạo ra những sản phẩm, thiết kế hiện đại, sang trọng và ấn tượng. Tạo nên không gian cực kỳ lý tưởng.

– Thanh nhôm khikhi dùng trong các công trình xây dựng sẽ phát huy được những chức năng ưu việt: chống được va đập mạnh, chịu được sức ép của gió. Không bị cong gót, vênh góc, chịu được khí hậu khắc nghiệt nhất.

Nhôm định hình có thể lắp ghép với nhiều loại cửa kính trên thị trường. Đa dạng về sản phẩm sẽ giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Trong đó nhôm định hình Xingfa là chất lượng, cao cấp được tin dùng nhiều nhất. Xingfa là dòng nhôm cao cấp được nhập khẩu từ Quảng Đông có tem đỏ của nhà sản xuất.


Với những thông tin nhôm về định nghĩa, đặc điểm nhôm định hình ở trên bạn sẽ có những kiến thức tốt nhất cho sự chọn lựa cửa. Nhôm định hình rất đa dạng tạo ra những sản phẩm phong phú. Nếu muốn biết thêm về những chức năng và đặc điểm chi tiết của nhôm định hình thì liên hệ với nhân viên của chúng tôi. Bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ miễn phí một cách chuyên nghiệp nhất.

【Giải đáp】Dầm Bê Tông Cốt Thép Là Gì? Tác Dụng Của Nó Là Gì Trong Xây Dựng?

Dầm bê tông cốt thép là gì ? Và nguyên lý hoạt động dầm BTCT như thế nào? Cốt thép trong dầm bê tông cốt thép có chức năng gì? Cốt thép chịu nén hay chịu uốn? Bê tông trong dầm có chức năng gì? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó cho bạn. Trước tiên ta tìm hiểu xem dầm bê tông cốt thép là gì?


Dầm bê tông cốt thép là gì ?


Dầm bê tông cốt thép (BTCT) là một cấu kiện gồm Bê Tông và Cốt Thép trong xây dựng thường có dạng hình chữ nhật, hình vuông. Dầm thường được gối lên cột trong nhà ở và các công trình xây dựng nói chung. Bê Tông là hỗn hợp gồm 3 thành phần chính là Xi Măng, Cát, Đá. Như Vậy có thể nói dầm Dầm bê tông cốt thép là hỗ hợp gồm Xi Măng, Cát, Đá và Thép (Thép gồm sắt Fe và Cacbon C và một số nguyên tố hóa học khác).



Dầm bê tông cốt thép(BTCT) chịu nén hay chịu uốn ?


Dầm bê tông cốt thép là cấu kiện chịu uốn, khi nói dầm là cấu kiện chịu uốn nghĩa là dầm chịu uốn là chủ yếu vì bên cạnh chịu uốn thì dầm cũng một phần chịu nén nhưng nhỏ so với khả năng chịu uốn của dầm.


Cấu tạo của dầm BTCT là gì ?


Cốt thép trong dầm gồm : cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai, cốt xiên. Trong dầm luôn tồn tại 4 cốt dọc ở 4 góc và cốt đai; cốt xiên có thể không có.

Cốt thép dọc chịu lực của dầm thường dùng nhóm AII, AIII hoặc CII, CIII có đường kính = 12 – 40m.m và cốt đai trong dầm dùng để chịu lực ngang ít nhất có đường kính = 4m.m(nhóm CI hoặc AI)
Lớp bảo vệ cốt thép Ao được định nghĩa là khoảng cách từ mép ngoài bê-tông đến mép cốt thép (Ao1 là lớp bảo vệ cốt đai, Ao2 là lớp bảo vệ cốt dọc), lớp bảo vệ đảm bảo cốt thép không bị rỉ sét. Khoảng cách thông thủy To giữa 2 cốt thép là khoảng cách từ mép cốt thép này đến mép cốt thép kia, đảm bảo khi đổ bê-tông không bị kẹt đá (đá 1×2).

Quy định về kích thước như sau:

ao1 ≥ 1cm khi h ≤ 25cm;

ao1 ≥ 1,5cm khi h > 25cm.

ao2 ≥ 1,5cm khi h ≤ 25cm;

ao2 ≥ 2cm khi h > 25cm.


Nguyên lý hoạt động của dầm bê tông cốt thép (BTCT)


Quan sát sự làm việc của dầm từ lúc mới đặt tải đến lúc phá hoại, sự diễn biến của dầm xảy ra như sau:

Khi tải trọng chưa lớn thì dầm vẫn còn nguyên vẹn, tiếp đó cùng với sự tăng của tải trọng, xuất hiện của khe nứt thẳng góc với trục dầm tại đoạn dầm có moment lớn và những khe nứt nghiêng ở đoạn dầm gần gối tựa là chỗ có lực ngang lớn, khi tải trọng đã lớn thì dầm bị phá hoại hoặc tại tiết diện có khe nứt thẳng góc, hoặc tại tiết diện có khe nứt nghiêng. Trong suốt quá trình đặt tải, độ võng của dầm cứ tăng lên.

Trong trạng thái giới hạn của dầm theo khả năng chịu lực (tức là theo cường độ) được đặc trưng bằng sự phá hoại theo tiết diện thẳng góc với trục dầm hoặc theo tiết diện nghiêng, vì vậy tính toán cấu kiện chịu uốn theo khả năng chịu lực bao gồm tính toán trên tiết diện thẳng góc và trên tiết diện nghiêng.

【Giải đáp】Cách Lấy Ánh Sáng Từ Mái Nhà Theo Kinh Nghiệm Hay Nhất

Chắc hẳn các bạn không còn xa lạ gì với cảnh tượng những ngôi nhà mọc san sát ở phố thị, trong ngõ nhỏ, hẻm chật… và nhu cầu lấy sáng cho nhà ống là chật hẹp là điều rất cần thiết. Mặc dù có nhiều cách để lấy sáng nhưng với đặc điểm đô thị các công trình quá sát nhau thì cách lấy ánh sáng từ mái nhà là phương án khả thi nhất và mang lại hiệu quả cao nhất giúp không gian sống duy trì ánh sáng tự nhiên. 

Ánh sáng tự nhiên với những lợi ích thiết thực mà nó mang lại để tiết kiệm chi phí, hạn chế ẩm mốc, tốt cho sức khỏe, ấm áp vào mùa đông… đang dần được mọi người quan tâm hơn khi thiết kế cho những biệt thự đẹp của mình. Không phải gia đình nào cũng có một khoảng đất độc lập, rộng rãi để xây một ngôi nhà ngập nắng ấm. Với những ngôi nhà ống, với những nhà phố san sát trong hẻm nhỏ, việc mang ánh sáng tự nhiên vào nhà đòi hỏi cách riêng của nó phù hợp, hãy cùng kiến trúc Angcovat khám phá những cách lấy ánh sáng từ mái nhà mang lại hiệu quả không ngờ. 



Giới thiệu những cách lấy ánh sáng từ mái nhà đơn giản mà hiệu quả bất ngờ


Cách lấy ánh sáng từ mái nhà hiệu quả - thiết kế giếng trời


Giếng trời (skylight) được hiểu là khoảng trống thống từ mái nhà xuống nền nhà. Giếng trời có công dụng mang lại ánh sáng tự nhiên và sự thoáng đãng cho ngôi nhà.

Thiết kế giếng trời là biện pháp phổ biến nhất để lấy sáng và tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà

Giếng trời là một giải pháp hoàn hảo được sử dụng rộng rãi cho những mẫu nhà ống, nhà phố nằm san sát nhau. Việc thay thế một khoảng không gian trên mái nhà bằng một tấm kính cường lực trong suốt phù hợp hoặc một loại kính mờ sẽ giúp bạn đón được ánh sáng tự nhiên từ trên mái chiếu xuống qua các tầng, là cách lấy ánh sáng từ mái nhà một cách tự nhiên mà không cần đèn điện, mang lại sức sống cho không gian ngôi nhà. Đồng thời tiết kiệm chi phí thiết bị chiếu sáng cũng là giải pháp thông gió cho nhà ống rất hiệu quả.

Hiện nay đa số những nhà phố đều có khoảng thông tầng gắn liền với cầu thang hoặc phía trong cùng của ngôi nhà được trang trí bằng tiểu cảnh để tạo ánh sáng cho nhà ống mà không cần lắp nhiều thiết bị chiếu sáng, cũng là để lấy ánh sáng cho cầu thang nếu bị tối. Khác với những biệt thự sân vườn rộng lớn, nhà phố ldiện tích nhỏ rất cần thiết kế giếng trời. 


- Bạn có thể lựa chọn loại giếng trời mở để tạo một đường thông gió và cũng là cách lấy sáng cho nhà ống.  

- Bên cạnh đó, với những ngôi nhà rộng, dưới chân giếng trời bạn nên tạo thêm một không gian xanh bằng những hồ cá hay vườn cây nhỏ. Điều này, sẽ làm cho không khí bên trong ngôi nhá của bạn trờ nên tươi mát hơn rất nhiều, mang đến không gian xanh tạo nên tính thẩm mĩ cho ngôi nhà.

- Cách lấy ánh sáng từ mái nhà bằng giếng trời chú ý kích thước của giếng trời phải phù hợp với kiến trúc và kích thước của ngôi nhà. Ngôi nhà càng rộng, khoảng giếng trời càng rộng và nếu nhà hẹp thì ngược lại để không phá hỏng tính thẩm mĩ của ngôi nhà. 

Cách lấy ánh sáng từ mái nhà thường có sự kết hợp giữa giếng trời và cầu thang

- Vị trí đặt giếng trời thường là ở trên đỉnh cầu thang, ở trung tâm hoặc phía sau giáp tường của ngôi nhà. Sở dĩ đặt như vậy để nó rải đều ánh sáng cho các khu vực. 

- Giếng trời có nhiều hình dạng khác nhau để gia chủ lựa chọn như hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ hay hình bán nguyệt.

- Chú ý yếu tố phong thủy khi thiết kế giếng trời. 

- Thiết kế giếng trời theo hướng nào? Cách lấy ánh sáng từ mái nhà bằng giếng trời có hướng tốt nhất để đặt giếng trời là hướng Bắc bởi nó luôn mát mẻ. Nếu bạn muốn xây giếng trời ở phía Đông hay Tây thì ngôi nhà sẽ phải nhận một lượng nhiệt khá lớn khi mặt trời mọc và lặn, đặc biệt là khi mùa hè đến.

Còn nếu đặt giếng trời ở phía Nam, các cơn gió mùa hè sẽ là trở ngại, mặc dù chúng khiến không gian ấm áp hơn vào mùa đông.

Do đó, nếu xây dựng ở hướng Nam tốt nhất bạn nên trồng một loại cây nào đó có tán hơi rộng để che mát mùa hè. 

Dùng mái trượt bằng kính cường lực cho giếng trời để lấy sáng. Kích thước mái che giếng trời bằng kính trượt tùy theo kích thước của giếng trời để lắp đặt. 

Dùng kính cường lực hình chóp để bảo vệ giếng trời và thu hút ánh sáng


Trong cách lấy ánh sáng từ mái nhà bằng thiết kế giếng trời, để tránh bị thấm dột và rác thải rơi xuống nhà, bạn cần đảm bảo mái che giếng trời thật vừa vặn và chắc chắn. Có thể dùng mái kính cường lực hình vòm, hình mái nhà, hình trụ hoặc tấm nhựa thông minh lấy sáng có khung sắt bảo vệ. 


2. Cách lấy ánh sáng từ mái nhà bằng biện pháp thiết kế cửa sổ cho tầng áp mái, tầng lửng 

Cửa sổ nhỏ như chiếc mắt của mái nhà là chi tiết kiến trúc xuất phát từ các nước phương Tây sau đó phát triển khắp thế giới

a. Thiết kế mái phụ nhỏ có cửa sổ

cách lấy ánh sáng từ mái nhà trong mẫu nhà tân cổ

Dù nhà phố hay biệt thự đều có thể sử dụng cách lấy ánh sáng từ mái nhà bằng chi tiết cửa sổ nhỏ trên mái

Thiết kế cửa sổ kính chết từ mái phụ không chỉ có tác dụng trang trí làm cho hệ thống mái đẹp hơn, sang trọng hơn mà còn giúp cho không gian nội thất thống thoáng và hấp thu ánh sáng tự nhiên cho tầng áp mái hoặc tầng lửng, cũng là cách lấy ánh sáng cho phòng ngủ tầng áp mái. 

Hình dáng, kích thước và vật liệu để thiết kế cửa sổ nhỏ trên mái tùy thuộc vào diện tích, màu sắc hệ thống mái

Mái phụ để thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau tạo nên tính thẩm mĩ như hình vòm, hình tam giác… có kích thước nhỏ và lắp kính để lấy ánh sáng tự nhiên. Mái phụ chỉ được thiết kế đối với những mẫu nhà lợp mái dốc bằng ngói thái hoặc ngói nung bình thường. 

Cách lấy sáng từ mái nhà bằng thiết kế mái phụ: Thường thì các kiến trúc sư sẽ tính toán để thiết kế 2 mái phụ đối xứng trên một hệ mái hoặc một mái phụ ở chính giữa để tạo điểm nhấn. Tên một mặt phằng mái dốc, mái phục thiết kế trồi lên và có kích thước khá nhỏ so với cả hệ mái. Kích thước của mái phụ tương xứng với kích thước của hệ mái chính. 

Cửa sổ trên mái phụ có thể lắp kính 1 cánh trượt hoặc có thể dùng cửa gỗ 2 cánh đối với những mái phụ lớn hơn. Những ngôi nhà 1 tầng hệ mái mái diện tích lớn thì có thể sử dụng mái phụ kích thước lớn hơn để lấy sáng cho tầng áp mái, tầng lửng và tạo nên sự sang trọng, bề thế cho hệ mái.  

b. Thiết kế cửa đẩy, cửa trượt bằng kính cho tầng áp mái cũng là cách lấy sáng từ mái nhà
Cửa đẩy bằng kính cũng là một biện pháp rất tốt để lấy sáng từ mái, mang lại ánh sáng tự nhiên cho tầng áp mái và tạo sự thông thoáng. Cửa đẩy đơn giản không rườm rà, phức tạp, không có hình khối, chỉ là một mặt phẳng bằng kính trên bề mặt mái dốc. 

Thường thì cách lấy ánh sáng từ mái nhà bằng cửa kính đẩy sẽ có kích thước lớn hơn mái phụ và mang đến nhiều ánh sáng hơn mái phụ nhưng chúng ta nên sử dụng kính cường lực để đảm bảo chất lượng và không gây nguy hiểm khi sử dụng và tác động của thời tiết. 

Cách lấy sáng từ mái nhà bằng cửa đẩy bằng kính chỉ có thể lấy sáng cho tầng áp mái chứ không cho tất cả ngôi nhà

Cửa đẩy kính khung thép được ưa chuộng và sử dụng cho cả cửa sổ xung quanh nhà nhưng nếu các công trình san sát nhau thì chỉ nên dùng cửa kính trượt để lấy sáng. Cửa đẩy trên mái là biện pháp rất hữu hiệu và đơn giản cho những ngôi nhà có tầng áp mái nhưng lại không làm tăng tính thẩm mĩ cho ngôi nhà như cửa sổ phụ.

Cửa trượt bằng kính cường lực được sử dụng rộng rãi trên tầng áp mái vì cấu trúc, thiết kế gọn gàng và hiệu quả cao. Có thể dùng cửa kính trượt một cánh hoặc 2 cánh. 


3. Cách lấy sáng từ mái nhà bằng các ô kính nhựa thông minh (áp dụng với nhà mái bằng)


Nhựa thông minh lấy sáng là loại vật liệu mới ngày nay được ưa chuộng trong nhiều công trình khác nhau

Mái nhựa lấy ánh sáng cho nhà phố hiện nay được dùng rất phổ biến với đặc điểm chịu nắng mưa rất tốt, thiết kế đẹp đa dạng về mẫu mã.

Mái nhựa lấy sáng có nhiều màu sắc để lựa chọn phù hợp với mọi công trình kiến trúc. Mái nhựa lấy sáng hiện nay được dùng rất phổ biến với đặc điểm chịu nắng mưa rất tốt, thiết kế đẹp đa dạng về mẫu mã. Cách lấy ánh sáng từ mái nhà bằng nhựa có thể dùng làm ô văng cửa, mái che sảnh trước, mái cửa sổ, mái nhà phố, mái che giếng trời. Khung giá đỡ mái nhựa được làm bằng thép, inox bền đẹp không bị gỉ sét.  

Tấm nhựa lấy sáng đặc ruột trắng trong trong suốt như kính với mức xuyên sáng đến 80%. Nó cũng cách nhiệt đến 50% tốt hơn so với tấm kính đơn thuần. Lắp đặt kính vách đôi hoặc toàn bộ kính trên cửa sổ, lối đi bộ, hoặc mái che các cây cầu, mái nhà kiểu mái bằng có thể tiết kiệm được chi phí cho năng lượng điện.

Nhà phố mái bằng là công trình phù hợp nhất để sử dụng nhựa thông minh lấy sáng

- Trước hết, cơ cấu ngôi nhà bằng cách đặt một tấm lưới lên toàn bộ diện tích và dùng khoảng không gian có trần nhà cao để làm phòng ngủ, phòng trẻ, phòng học được ngăn ra với chiều cao chỉ bằng nửa chiều cao từ sàn lên trần. Sự trải dài của trần nhà có thể cảm nhận được từ bất cứ nơi nào trong căn nhà. 

Ánh sáng từ 29 ô kính (700 mm2) được bố trí trên mái lấy sáng cho căn phòng với những tia sáng dịu nhẹ được khuếch tán thông qua những tấm nhựa acrylic uốn lượn trên trần nhà. Với cách lấy ánh sáng từ mái mái nhà , ánh sáng chiếu trực tiếp từ những ô cửa sổ vuông vức như muốn bóp méo những ô cửa sổ này. Đồng thời, tòa bộ trần nhà bằng nhựa được đồng loạt chiếu sáng bằng ánh sáng trắng nhờ vào việc điều chỉnh khoảng cách giữa những ô cửa sổ ở mái nhà và trần nhà cong bằng nhựa acrylic, kích thước, màu sắc của nhựa và màu sắc của đồ nội thất sau khi nghiên cứu để đạt được kết quả như mong muốn. 

Có một khoảng không ở giữa bề mặt tấm acrylic và mái nhà, không khí ở khoảng không này sẽ rút không khí bị hun nóng bởi mặt trời mùa hè ra khỏi ngôi nhà, trong khi vào mùa đông, chuyển động của không khí sẽ được ngưng lại để sử dụng lớp không khí như một lớp đệm nhiệt nhầm đảm bảo không khí ấm áp luôn ở mức độ ổn định bên trong ngôi nhà.

Trong thiết kế và xây dựng nhà, yếu tố ánh sáng tự nhiên và lấy gió có vai trò vô cùng quan trọng và kiến trúc sư là người có nhiệm vụ bố trí điều đó phù hợp nhất cho gia chủ để mang lại sự hài hòa cho không gian sống. Những cách lấy ánh sáng từ mái nhà tối ưu nhất và phổ biến nhất là sử dụng khoảng thông tầng, tuy nhiên có thể áp dụng một số cách khác từ các vật liệu như kính cường lực và nhựa lấy sáng để phù hợp với kiến trúc ngôi nhà.

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

【Phải Xem】Chái Nhà Là Gì? Bí Quyết Để Sắp Xếp Chái Nhà

Khái niệm chái nhà thường xuất hiện nhiều trong tên gọi không gian ngôi nhà ở những miền quê Việt Nam. Người miền quê hay gọi một bộ phận hay một không gian trong nhà là chái hoặc chái nhà. Gọi vậy thôi chứ nhiều khi chính bản thân họ cũng không định nghĩa được chái nhà là gì.


Vậy, chái nhà là gì?


Chái nhà là không gian phía sau nhà, được người ta dựng lên để sinh sống, chứa đựng đồ đạc cũng như sinh hoạt gia đình. Thông thường, nhà có chái là những ngôi nhà 3 gian ngày xưa, nhà thường có hình chứ I hoặc chữa L, muốn có thêm không gian để sinh hoạt cho rộng rãi nên xây thêm chái nhà đằng sau.

Chái nhà thường thấp hơn nhà trước, là sự kéo theo chiều rộng của ngôi nhà 3 gian gúp ngôi nhà rộng hơn. Chỗ này có thể dùng sinh hoạt, nơi ngủ nghỉ hoặc chứa đựng đồ đạc.



Làm sao để chái nhà luôn rộng rãi, sạch sẽ

Những ngôi nhà ở nông thôn thường có kết cấu không đồng đều phần trước có thể rộng nhưng phần chái thường nhỏ. Chính vì vậy, nếu không biết cách sắp xếp đồ đạc trong nhà, đặc biệt là phần chái, thì căn nhà sẽ trở nên càng chật hẹp, tù túng, bừa bộn và không được sạch sẽ.

Thứ nhất, hạn chế nhất có thể số ượng đồ đạc bỏ trong chái. Chỉ để những đồ vật thực sự cần thiết và dùng đến. Những món đồ không cần dùng thì nên cất vào nhà kho để tiết kiệm diện tích cho chái nhà gọn gàng, tươm tất hơn.

Thứ hai, nên xây thêm cửa sổ, để tạo sự thông thoáng, mát mẻ cho ngôi nhà, giúp bụi bẩn không tích tụ trong nhà và dễ dàng bay ra ngoài.

Thứ ba, không đặt gương quá lớn ở chái nhà. Chúng ta thường bắt gặp những chiếc gương lớn trong các cửa hàng thời trang, lúc mới nhìn qua sẽ tưởng gian hàng của họ có vẻ rất rộng, đó là quy luật đánh lừa thị giác. Chính vì vậy, đặt một chiếc gương lớn ở đó sẽ giúp tạo cảm giác chái được rộng hơn.

Quét dọn, lau chùi thường xuyên

Chái nhà khá chật hẹp, lại kê nhiều đồ đạc, nên rất dễ sinh ra bụi bặm. Vì vậy, nên quét dọn, lau chùi thường xuyên để chái nhà luôn sạch sẽ và sáng bóng, mang lại sự thông thoáng cho ngôi nhà.
Chái nhà là không gian quan trọng của những căn nhà ở miền quê. Chái nhá sẽ phát huy hết hiệu quả của nó nếu như gia chủ biết cách làm cho chái nhà sạch sẽ, tươm tất hơn.

【Phải Xem】Diềm Mái Là Gì?

Mái tôn không những là vật dụng quen thuộc của các gia đình và công trình xây dựng hiện nay để che nắng, che mưa mà chúng còn là vật dụng giúp gia tăng tính thẩm mĩ của mái nhà. Song song với việc lựa chọn mái tôn, bạn có thể lựa chọn các phụ kiện khác như máng xối hay diềm mái tôn phù hợp với công trình của mình. Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một trong số các phụ kiện hữu dụng ấy, đó là diềm mái tôn, cùng tìm hiểu kĩ hơn về chúng nhé.

Diềm mái tôn là gì?


Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tôn với những kiểu dáng, mẫu mã, kích thước và màu sắc khác nhau, người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn tùy vào mục đích sử dụng cũng như sở thích của mình. Một trong số các loại tôn được sử dụng song song trong việc lắp đặt thiết kế các mái nhà tôn hiện nay không thể không nhắc tới tôn diềm.



Tôn chấn diềm (hay tôn diềm): là dạng tôn phẳng sau đó được chấn các góc lại theo bản vẽ để ốp góc, vách, nóc và mái nhà với công dụng chống dột, chống tạt nước mỗi khi mưa tới và gia tăng tính thẩm mĩ cho công trình xây dựng của bạn.

Diềm mái tôn có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau như viền chắn nước, viền mái, ốp nóc và viền chân tôn. Tôn diềm khi kết hợp với máng xối sẽ giúp cho hiệu quả thoát nước được nhanh chóng hơn, hạn chế tình trạng thấm dột trên mái tôn và bảo vệ mái tôn của bạn lâu bền với thời gian.

2. Ứng dụng diềm mái tôn trong đời sống


Đa phần các công trình xây dựng hiện nay đều phải sử dụng đến hai loại vật liệu đó là tôn diềm cũng như máng xối. Cụ thể như sau:

Với các công trình dân dụng như nhà cấp 4, các cửa hàng, quán ăn, hay các ki ốt, việc sử dụng tôn diềm giúp gia tăng hiệu quả chống tạt nước mưa vào trong không gian sống, lại đem lại giá trị thẩm mĩ cao cho các công trình. Bạn thử tưởng tượng xem nếu như ngồi trong một nhà hàng hay quán ăn mà bất chợt có cơn mưa tới chúng hắt sâu vào trong quán khiến người ướt nhẻm, liệu bạn có còn chọn quán đó để đến lần thứ hai. Hoặc đối với những ngôi nhà cấp 4, vào mùa mưa các gia đình hay các công trình sẽ phải nghĩ cách thiết kế mái tôn đẹp và làm sao cho chúng không hắt vào bên trong ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất, thiết kế của mọi người. Như vậy vô cùng tốn kém và phiền hà.

Đối với công trình nhà thép tiền chế như nhà xưởng, nhà kho hay các văn phòng,… việc sử dụng diềm mái tôn vừa chống tạt nước mưa và thấm dột mái tôn, giúp gia tăng hiệu quả của quá trình sản xuất, thiết kế lại vừa mang lại tính thẩm mĩ cao cho không gian đó.

Với các công trình nhà nước như bệnh viện, trạm y tế, trường học, ủy ban hay các ban ngành,… việc sử dụng diềm mái tôn và máng xối cũng vô cùng cần thiết. Các công trình này tồn tại lâu dài với thời gian, vì vậy hãy lựa chọn những loại diềm tôn chất lượng, tuổi thọ cao và có khả năng chịu đựng điều kiện khắc nghiệt của môi trường sống.

Ứng dụng của việc lắp đặt diềm mái tôn trong đời sống
Ứng dụng của việc lắp đặt diềm mái tôn trong đời sống
Còn đối với các khu vực vui chơi giải trí công cộng như nhà thi đấu, nhà hát, siêu thị, trung tâm thương mại hay nhà hát,… ngoài tính năng chống dột, tạt nước diềm mái tôn còn phải đáp ứng yêu cầu về mặt thẩm mĩ cao. Như vậy khách hàng mới thu hút khách hàng đến vui chơi mà vẫn không lo mưa nắng thất thường ảnh hưởng.


3. Ưu điểm nổi trội của diềm mái tôn


Đối với loại tôn chấn diềm và máng xối thường khổ phẳng là 1200mm, bạn có thể xẻ chúng ra nhiều khổ nhỏ hơn để dễ dàng thi công, tiết kiệm chi phí tận dụng cho những lần lắp đặt hay những công trình khác nhau.

Loại tôn được sử dụng làm diềm mái tôn có thể là tôn lạnh và tôn màu, chúng được sử dụng chủ yếu trong việc chấn diềm và chấn máng xối mái tôn. Hơn nữa với độ dày tôn trung bình khoảng từ 0,3-0,5mm, người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn cho các mục đích sử dụng khác nhau mà vẫn đảm bảo độ chính xác gần như tuyệt đối. Bên cạnh đó quy cách và chiều dài chấn dập lên tới 6m, thuận lợi cho việc sử dụng diềm mái tôn tại các công trình khác nhau.

Diềm mái tôn có thể lắp đặt cùng lúc thi công mái tôn và thi công máng thoát nước mái tôn hoặc cũng có thể thay thế dễ dàng sau một thời gian sử dụng. Nếu như muốn mang đến nét mới lạ, ấn tượng cho không gian sống nhưng vẫn đảm bảo tính hữu dụng của diềm mái tôn, bạn nên lựa chọn những loại diềm mái cao cấp, mẫu mã hoa văn đa dạng và bắt mắt nhé.


4. Nhược điểm của diềm mái tôn


Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, diềm mái tôn còn tồn tại một số điểm hạn chế như khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết như mưa bão lớn. Đối với những ngôi nhà bê tông hay mái ngói, khả năng chống chọi lại với điều kiện thời tiết mưa bão khắc nghiệt lâu bền hơn so với những ngôi nhà mái tôn cũng như diềm mái tôn. Diềm mái tôn chỉ có thể chống tạt nước với những trận mưa nhỏ, còn với mưa lớn hay mưa đá, tình trạng diềm mái bị phá hỏng là rất có thể xảy ra.

Chi phí lắp đặt thi công diềm mái song song với việc lợp tôn chống nóng, vì vậy nếu như không lựa chọn đúng loại diềm chất lượng ngay từ đầu, việc thay thế và sửa chữa mái tôn sẽ khó khăn hơn và tốn nhiều chi phí hơn.

Hãy lưu ý rằng trước khi lắp đặt thi công bất cứ một công trình mái tôn nào, việc đầu tiên bạn cần làm đó là tìm hiểu kĩ lưỡng về loại tôn đó. Sau đó mới quyết định lựa chọn loại tôn và dịch vụ thi công phù hợp với giá cả và mục đích sử dụng của mình. Nếu như có điều kiện bạn nên mời những người thợ thi công chuyên nghiệp và nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia, kiến trúc sư trong ngành trực tiếp thi công công trình của bạn. Cuối cùng là lựa chọn địa chỉ thi công mái tôn uy tín để tiến hành lắp đặt diềm mái tôn chống dột và tạt nước hiệu quả cho mình.

【Phải Xem】Thiết Kế Concept Là Gì? Concept Là Gì?

Có rất rất nhiều trường hợp khi đi học, đi làm hoặc thỉnh thoảng trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đã nghe về từ “Concept”. Có thể với nhiều người, từ này khá thân thuộc và gần gũi, hưng bạn có chắc chắn rằng mình đã thật sự hiểu Concept là gì ? và đặc biệt là trong lĩnh vực thiệt kế, bạn có biết Concept có ý nghĩa như thế nào không ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.


Concept là gì?


Trong thời buổi hội nhập như hiện nay, tiếng anh đã trở thành ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế  giới, chính vì vậy cũng không khó gì nếu như bạn biết được rằng, Concept có nghĩa là “khái niệm”. Tuy nhiên, ngôn ngữ chưa bao gờ chỉ mang một nghĩa đơn thuần. Còn tùy thuộc vào hoàn cảnh mà ngôn ngữ sẽ mang những ý nghĩa khác nhau. Và từ Concept cũng vậy, trong thiết kế, Concept còn còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực.



Concept trong thiết kế là gì?


Thiết kế nói chung là việc tạo ra một kế hoạch hoặc quy ước cho việc xây dựng một đối tượng hoặc một hệ thống. Concept trong thiết kế há trừu tượng nên bạn có thể hình dùng dựa vào 6 ý nghĩa sau đây của Concept trong từng lĩnh vực cụ thể :

Concept có nghĩa là phong cách của nhà hàng,của khách sạn là cách bày trí sao cho đẹp nhất, phong cách nhất để khách hàng được hài lòng và ấn tượng sâu sắc nhất.

Lĩnh vực nhiếp ảnh

Concept là một mô hình bố cục phong cách hay nội dung của buổi chụp ảnh sao cho có những bức ảnh đẹp nhất mang đậm phong cách cá nhân người chụp.

Lĩnh vực công nghiệp giải trí

Concept mang ý nghĩa là thiết kế ý tưởng sao cho các show diễn được thành công nhất để lại trong lòng người hâm mộ nhiều ấn tượng nhất,làm cho các buổi biểu diễn không nhàm chán không bị trùng lặp mang những màu sắc tương tự nhau.

Về nghệ thuật sân khấu

Concept mang ý nghĩa là tạo ra được những ý tưởng xuyên suốt chương trình, nó tạo ra phong cách trang trí sân khâu, ý tưởng dàn dựng hay thiết kế các phần trong chương trình một cách nhịp nhàng hấp dẫn nhất.

Về các vật dụng như điện thoại,oto máy tính….

Thì concept là một mẫu mã thiết kế mới được đưa ra và chỉ dừng ở khâu giới thiệu chưa chính thức đến tay người dùng.Có thể gọi đây là demo.

Concept của sự kiện

Concept là ý tưởng chủ đạo xuyên suốt chương trình, dựa vào Concept đó người ta sẽ phát triển những ý tưởng về thiết kế xây dựng chương trình,các hoạt động giải trí,quà tặng.

【Phải Xem】Nền Đất Yếu Là Gì?

Chúng ta đã được nghe rất nhiều về khái niệm gia cố nền đất yếu. Hay những phương pháp giúp gia cố nền đất yếu. Vậy thực chất thế nào thì được gọi là nền đất yếu?

Khái niệm


Ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng các công trình có trọng tải lớn trên nền đất yếu là việc khá phổ biến do nước ta có địa hình, địa chất khá phức tạp. Việc làm sao để xử lí, gia cố nền móng cần được nghiên cứu chi tiết, cẩn thận, nghiêm túc để có thể đảm bảo được độ an toàn cho công trình thi công.


Khái niệm gia cố nền đất yếu


“Nền đất yếu” là khái niệm được nhắc đến khá nhiều. Thực chất nền đất yếu là nền đất không đáp ứng đủ độ bền và sức chịu tải. Khi xây dựng có thể đất sẽ bị biến dạng nhiều khiến công trình không thể xây dựng hoặc không đáp ứng yêu cầu về mặt kĩ thuật. Vì vậy khi chịu một lực tải bên trên đất yếu sẽ bị lún. Khi tiến hành thi công công trình trên nền đất yếu, các kĩ sư sẽ nghiên cứu kĩ về loại đất nền. Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của đất nền mà áp dụng phương pháp gia cố nền đất yếu phù hợp. Việc xử lí nền móng sẽ khiến đất nền thi công có khả năng đáp ứng đủ điều kiện khai thác, giảm độ lún, tăng sức chịu tải.


Ứng dụng thực tế


Thực tế ở nước ta đã có những công trình xây dựng xong bị sập, lún do xây dựng trên nền đất yếu nhưng trước đó chưa có biện pháp xử lí phù hợp, hiệu quả. Việc đánh giá, phân tích đúng tính chất của đất và áp dụng được phương pháp gia cố quả không hề đơn giản một chút nào mà đây là một công việc khá khó khăn. Nó không chỉ yêu cầu giỏi về lí thuyết mà còn cần kinh nghiệm thực tế của bản thân người kĩ sư để đưa ra phán đoán, đánh giá chính xác. Tránh tình trạng công trình hư hỏng hay gặp sự cố có thể xảy ra.


Ứng dụng gia cố nền đất yếu trong thực tế


Đầu tiên phải nắm rõ về các loại nền đất yếu chủ yếu thường gặp. Ví dụ như là đất sét mềm, đất bùn, đất than bùn, cát chảy, đất bazan…Việc xác định được đúng loại đất nền giúp việc phân tích tính chất, đặc điểm đất trở nên dễ dàng hơn. Như đất sét mềm bao gồm các loại đất sét tương đối chặt, trạng thái bão hoà nước. Hay đất bazan có độ rỗng khá lớn, dễ bị sụt lún, khả năng thấm nước lại cao…



Sau khi xác định được tính chất cơ học của nền đất yếu, đến việc lựa chọn các biện pháp để xử lí. Một số lưu ý khi lựa chọn phương pháp gia cố nền đất yếu đó là: Tùy theo từng loại công trình thì các biện pháp xử lí cũng khác nhau. Khi muốn xây dựng công trình trên nền đất yếu đồng nghĩa với việc tăng khả năng chịu lực của đất. Ngoài ra việc gia cố nền đất yếu còn phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể khác như đặc điểm của công trình thi công, của nên đất…có các biện pháp xử lí về kết cấu công trình, móng,

Việc xây dựng công trình trên nền đất yếu không được xử lí là rất nguy hiểm. vì vậy khi gặp phải công trình dạng này cần có các biện pháp gia cố nền đất yếu phù hợp, hiệu quả. Đảm bảo được độ an toàn cho các công trình xây dựng.

【Phải Xem】Kinh Tế Môi Trường Là Gì?

Kinh tế môi trường nghiên cứu các vấn đề về môi trường với cách nhìn và phương pháp phân tích của kinh tế học. Bạn có thể vẫn nghĩ rằng kinh tế học hầu như chỉ nói về các quyết định trong kinh doanh và làm thế nào để có được lợi nhuận trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Điều này không đúng trong trường hợp này.

Kinh tế môi trường là gì?


Kinh tế học nghiên cứu tại sao và làm thế nào mà con người – có thể là người tiêu thụ, nhà sản xuất, các tổ chức phi lợi nhuận hay các cơ quan nhà nước – đưa ra các quyết định sử dụng các nguồn tài nguyên có giá trị.

Kinh tế học được chia thành kinh tế vi mô – nghiên cứu hành vi của các cá nhân hay các nhóm nhỏ và kinh tế vĩ mô – nghiên cứu hoạt động kinh tế của toàn bộ nền kinh tế.



Kinh tế môi trường có nguồn gốc từ cả hai chuyên ngành này, nhưng chủ yếu vẫn là từ kinh tế vi mô. Nghiên cứu kinh tế môi trường, cũng giống như tất cả các môn kinh tế học khác, quan tâm đến vấn đề cơ bản là phân phối các nguồn tài nguyên khan hiếm cho các mục dích sử dụng có tính cạnh tranh. Các khái niệm về sự khan hiếm, chi phí cơ hội, sự đánh đổi, lợi ích biên là chìa khóa để hiểu các vấn đề môi trường và cách thức giải quyết các vấn đề đó.

Kinh tế môi trường sử dụng những khái niệm quen thuộc trong kinh tế học. Sự khác biệt giữa kinh tế môi trường với các môn học kinh tế khác nằm ở chỗ kinh tế môi trường tập trung nghiên cứu xem các hoạt động kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến môi trường tự nhiên – không khí, nước, đất và vô số các loài sinh vật. Các quyết định kinh tế của con người, các nhà sản xuất và chính phủ có thể gây ra những ảnh hưởng có hại đến môi trường tự nhiên. Việc chôn lấp chất thải rắn vào môi trường tự nhiên đã tạo ra ô nhiễm và suy thoái các hệ sinh thái. Điều đó dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tối ưu.

Tại sao điều này lại xảy ra trong hệ thống kinh tế? Tại sao con người không tính đến các ảnh hưởng từ hoạt động kinh tế lên môi trường thiên nhiên? Kinh tế môi trường sẽ trả lời các câu hỏi này. Điều quan trọng không kém là kinh tế môi trường nghiên cứu và đánh giá các phương cách khác nhau để đạt được mục đích sử dụng tối ưu xã hội tất cả các nguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên môi trường.

【Giải Đáp】Vật Liệu Xây Dựng Là Gì?

Vật liệu xây dựng là nói đến bất kỳ các loại vật liệu được sử dụng cho mục đích trong xây dựng. Có nhiều loại vật liệu xây dựng có sẵn trong tự nhiên, chẳng hạn như đất sét, đá, cát, gỗ, thậm chí cành cây và lá, đã được sử dụng để xây dựng các tòa nhà.

Ngoài các vật liệu xây dựng có sẵn từ tự nhiên, nhiều sản phẩm vật liệu nhân tạo được sử dụng, một số tổng hợp ít hoặc nhiều. Sản xuất các vật liệu xây dựng là một ngành công nghiệp được thiết lập ở nhiều nước và việc sử dụng các vật liệu xây dựng  này thường được phân chia thành các ngành nghề chuyên môn cụ thể, chẳng hạn như nghề mộc, cách nhiệt, hệ thống ống nước, và công việc lợp mái. Chúng cung cấp thành phần của nơi sinh hoạt và các cấu trúc bao gồm cả nhà.



Các loại vật liệu xây dựng


Vật liệu xây dựng là tên gọi chung cho các loại vật liệu sử dụng trong xây dựng, có nhiều loại vật liệu xây dựng khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra cho khách hàng một số loại vật liệu xây dựng thông dụng mà chúng tôi cung cấp.

Sắt thép xây dựng


Trong xây dựng, hệ thống cốt thép có thể coi là “xương sống” cho cả một công trình. Khi kết hợp cốt thép với bê tông sẽ tạo ra được những kết cấu bê tông cốt thép chịu lực cho cả công trình như móng, giằng móng, cột trụ, dầm giằng.

Vật liệu xây dựng là gì - vât liệu xây dựng sắt thép


Một số thương hiệu sắt thép xây dựng nổi thiếng: Hòa Phát, Việt Nhật, Việt Úc, Pomina…. Trong mỗi thương hiệu thép lại chia thành nhiều loại như: D6, D10, D16, D20, D28….


Vật liệu xây dựng cát – đá


Vật liệu xây dựng cát được chia thành nhiều loại, tùy vào mục đích sử dụng và tùy từng hạng mục mà ta sử dụng loại cát cho phù hợp. Ví dụ như khi xây đá hoặc trộn bê tông thì ta nên dùng cát vàng, cát hạt lớn, còn khi xây trát tường thì dùng cát loại mịn hạt nhỏ.

Các loại vật liệu xây dựng cát đá

Đá xây dựng – sỏi có tác dụng chính làm để rải nền hoặc kết hợp với xi măng, nước để tạo thành bê tông. Cũng giống như cát xây dựng, trước khi sử dụng đá trong xây dựng, chúng ta nên sàng đá – sỏi để loại bỏ tạp chất.

Những loại đá hộc có kích thước lớn người ta có thể dùng để xây các kết cấu như: xây móng, xây đê – kè, xây tường chắn – mái dốc – mái ta luy…

【Giải Đáp】Tháp Giải Nhiệt Là Gì?

Tháp giải nhiệt là gì?


Tháp giải nhiệt là một thiết bị được sử dụng để giảm nhiệt độ của dòng nước bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra khí quyển. Tháp giải nhiệt tận dụng sự bay hơi nhờ đó nước được bay hơi vào không khí và thải ra khí quyển. Kết quả là, phần nước còn lại được làm mát đáng kể. Tháp giải nhiệt có thể làm giảm nhiệt độ của nước thấp hơn so với các thiết bị chỉ sử dụng không khí để loại bỏ nhiệt, như là bộ tản nhiệt của ô tô, và do đó sử dụng tháp giải nhiệt mang lại hiệu quả cao hơn về mặt năng lượng và chi phí. 
tháp giải nhiệt


1. CÁC BỘ PHẬN CỦA THÁP GIẢI NHIỆT

Các bộ phận chính của một tháp giải nhiệt bao gồm một khung và thân tháp, khối đệm, bể nước lạnh, tấm chắn nước, bộ phận khí vào, cửa không khí vào, vòi và quạt. Những bộ phận này được miêu tả dưới đây.

Khung và thân tháp. Phần lớn các tháp có khung kết cấu giúp hỗ trợ cho phần thân bao bên ngoài (thân tháp), động cơ, quạt và các bộ phận khác. Ở các thiết kế nhỏ hơn, như các thiết bị làm bằng sợi thuỷ tinh, thân tháp có thể là khung luôn.

Khối đệm. Hầu hết các tháp đều có khối đệm (làm bằng nhựa hoặc gỗ) để hỗ trợ trao đổi
nhiệt nhờ tối đa hoá tiếp xúc giữa nước và không khí. Có hai loại khối đệm: 

-      Khối đệm dạng phun: nước rơi trên các thanh chắn nằm ngang và liên tiếp bắn toé thành những giọt nhở hơn, đồng thời làm ướt bề mặt khối đệm. Khối đệm dạng phun bằng nhựa giúp tăng trao đổi nhiệt tốt hơn so với khối đệm bằng gỗ. 

-      Khối đệm màng: bao gồm các tấm màng nhựa mỏng đặt sát nhau, nước sẽ rơi trên đó, tạo ra một lớp màng mỏng tiếp xúc với không khí. Bề mặt này có thể phẳng, nhăn, rỗ tổ ong hoặc các loại khác. Loại màng của khối đệm này hiệu quả hơn và tạo ra mức trao đổi nhit tương tự với lưu lượng nhỏ hơn so với khối đệm dạng phun.

Bể chứa nước lạnh. Bể nước lạnh được đặt gần hoặc ngay tại đáy tháp, bể nhận nước mát chảy xuống qua khối đệm trong tháp. Bể thường có một bộ phận thu nước hoặc một điểm trũng để nối xả nước lạnh. Với rất nhiều thiết kê tháp, bể nước lạnh được đặt ngay dưới khối đệm. Tuy nhiên, ở các thiết kế đối lưu ngược dòng, nước ở đáy khối đệm được nối với mộtvành đai đóng vai trò như bể nước lạnh. 

Quạt hút được lắp dưới khối đệm để hút khí từ dưới lên. Với thiết kế này, tháp được lắp thêm chân, giúp dễ lắp quạt và động cơ .

Tấm chắn nước. Thiết bị này thu những giọt nước kẹt trong dòng không khí, nếu không chúng sẽ bị mất vào khí quyển. 

Bộ phận khí vào. Đây là bộ phận lấy khí vào tháp. Bộ phận này có thể chiếm toàn bộ một phía của tháp (thiết kế dòng chảy ngang) hoặc đặt phía dưới một phía hoặc dưới đáy tháp (thiết kế dòng ngược).

Cửa không khí vào. Thông thường, các tháp dòng ngang có cửa lấy khí vào. Mục đích của các cửa này là cân bằng lưu lượng khí vào khối đệm và giữ lại nước trong tháp. Rất nhiều thiết kế tháp ngược dòng không cần cửa lấy khí.

Vòi phun. Vòi phun nước để làm ướt khối đệm. Phân phối nước đồng đều ở phần trên của khối đệm là cần thiết để đạt được độ ướt thích hợp của bề mặt khối đệm. Vòi có thể được cố định hoặc phun theo hình vuông hoặc tròn, hoặc vòi có thể là một bộ phận của dây chuyền quay như thường gặp ở một số tháp giảin nhiệt đối lưu ngang
.
Quạt. Cả quạt hướng trục (quạt  đẩy) và quạt ly tâm  đều  được sử dụng trong tháp. Thông thường quạt đẩy được sử dụng trong thông gió và cả quạt ly tâm và quạt đẩy đều được sử dụng để thông gió cưỡng bức trong tháp. Tùy theo kích thước, có thể sử dụng quạt đẩy cố định hay độ nghiêng cánh biến đổi. Quạt với cánh nghiêng điều chỉnh không tự động được sử dụng trong dải kW rộng vì quạt có thể được điều chỉnh để luân chuyển lưu lượng khí mong muốn ở mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất. Cánh nghiêng biến đổi tự động có thể thay odỏi lưu lượng khí theo điều kiện tải thay đổi.



2. CÁC LOẠI THÁP GIẢI NHIỆT


Phần này nói về các loại tháp giải nhiệt: tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên và tháp giải nhiệt đối lưu cơ học.

2.1 Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên

Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên hay còn gọi là tháp giải nhiệt hypebol sử dụng sự chênh lệch nhiệt  độ giữa không khí môi trường xung quanh và không khí nóng hơn trong tháp. Khi không khí nóng chuyển dịch lên phía trên trong tháp (do không khí nóng tăng), không khí mát mới đi vào tháp qua bộ phận khí vào ở đáy tháp. Không cần sử dụng quạt và không có sự luân chuyển của không khí nóng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất nhờ sơ đồ bố trí của tháp. Vỏ tháp chủ yếu làm bằng bê tông, cao khoảng 200 m. Những tháp giải nhiệt này thường chỉ dùng cho nhu cầu nhiệt lớn vì kết cấu bằng bê tông lớn đắt tiền.
tháp giải nhiệt

Có hai loại tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên chính:

  •  Tháp dòng ngang (Hình 2): không khí được hút dọc theo nước đang rơi và khối đệm đặtbên ngoài tháp
  • Tháp ngược dòng(Hình 3): không khí được hút qua nước đang rơi và khối đệm được đặt trong tháp, dù thiết kế phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể


2.2 Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học

Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học có các quạt lớn để hút khí cưỡng bức trong nước lưu thông. Nước chảy xuống dưới trên bề mặt các khối đệm, làm tăng thời gian tiếp xúc giữa nước và không khí-giúp tối đa hoá quá trình truyền nhiệt giữa nước và không khí. Tỷ lệ giải nhiệt của tháp đối lưu cơ học phụ thuộc vào rất nhiều thông số khác nhau như đường kính quạt và tốc độ hoạt động,  khối đệm trở lực của hệ thống.

Tháp đối lưu cơ học hiện nay sẵn có với dải công suất rất rộng. Tháp có thể được xây tại nhà máy hoặc cánh đồng – ví dụ như các tháp bằng bê tông chỉ được xây ở cánh đồng. Rất nhiều tháp được xây dựng theo cách có thể hoạt động cùng nhau để đạt được công suất mong muốn. Vì vậy rất nhiều tháp giải nhiệt được nối với nhau gồm từ hai tháp riêng lẻ trở lên, gọi là  “ô”  Số lượng ô,  v.d tháp gồm 8 ô là để chỉ loại tháp này. Các tháp nhiều ô có thể theo hàng, vuông hoặc tròn phụ thuộc vào hình dạng của ô và tuỳ theo phần lấy khí vào được đặt ở bên cạnh hay đáy của ô.

Loại tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt đối lưu cưỡng bức (Hình 4): Không khí được hút vào tháp nhờ một quạt đặt ở phần khí vào.

Các quạt tương đối không ồn Lưu thông nhờ vận tốc khí vào cao và vận tốc khí ra thấp, có thể giải quyết bằng cách đặt các tháp trong buồng của dây chuyền cùng với các ống thải.


3. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ


Phần này nói về những phần chính có thể áp dụng giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả.
Những phần có thể tiết kiệm năng lượng bao gồm:

  •  Chọn tháp giải nhiệt thích hợp (vì không thể thay đổi các phần cấu trúc của tháp giải nhiệt sau khi xây dựng
  •  Khối đệm
  • Bơm và hệ thống phân phối nước
  •  Quạt và động cơ


4.1 Lựa chọn tháp giải nhiệt thích hợp

Khi tháp giải nhiệt đã được xây dựng xong, rất khó để thay đổi đáng kể hiệu suất năng lượng của tháp. Khi lựa chọn tháp giải nhiệt, cần lưu ý đến một số các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của tháp giải nhiệt: công suất, dải, chênh lệch nhiệt độ2, tải nhiệt, nhiệt độ bầu ướt, mối liên quan giữa những yếu tố này. Cụ thể như sau.

4.1.1 Công suất

Độ phân tán nhiệt (kCal/hou) và lưu lượng (m3/h) là những chỉ số phản ánh công suất của tháp giải nhiệt. Tuy nhiên, những thông số thiết kế không đủ để hiểu hiệu suất của tháp giải nhiệt. Ví dụ như, tháp giải nhiệt có kích cỡ giải nhiệt cho 4540 m3/h qua dải 13,9 0C có thể to hơn tháp giải nhiệt cho 4540 m3/h qua dải 19,5 oC. Vì vậy nên cũng cần thêm các thông số thiết kế khác.

4.1.2 Chênh lệch nhiệt độ 1

Chênh lệch nhiệt độ 1 không phải do tháp giải nhiệt quyết định mà là quá trình nó phục vụ. Dải ở bộ trao đổi nhiệt chủ yếu được quyết định bởi tải nhiệt và lưu lượng nước qua bộ trao đổi nhiệt và đi vào nước giải nhiệt. Chênh lệch nhiệt độ 1 là hàm số của tải nhiệt và lưu lượng qua hệ thống:
Chênh lệch nhiệt độ 1= Tải nhiệt (kCal/h) / Lưu lượng nước (l/h)

Tháp giải nhiệt thường được xác định để giải nhiệt cho một lưu lượng nhất định từ một nhiệt độ hạ xuống một nhiệt độ khác tại nhiệt độ bầu ướt nhất định. Ví dụ như, tháp giải nhiệt có thể được xác định để giải nhiệt cho 4540 m3/h từ 48,9oC xuống 32,2oC tại nhiệt độ bầu ướt là  26,7oC.

4.1.3 Chênh lệch nhiệt độ 2 (Approach)

Trên nguyên tắc chung, chênh lệch nhiệt độ 2 càng gần với bầu ướt thì chi phí tháp giải nhiệt càng cao do kích thước phải tăng lên. Thông thường, một mức chênh lệch nhiệt độ 2 là 2,8oC với thiết kế của bầu ướt là nhiệt độ nước lạnh nhất mà nhà sản xuất tháp giải nhiệt có thể bảo đảm. Khi đã chọn được kích thước của tháp, chênh lệch nhiệt độ2 là quan trọng nhất, tiếp theo là lưu lượng, chênh lệch nhiệt độ1 và bầu ướt kém quan trọng hơn.

 Chênh lệch nhiệt độ 2 (5,5oC) = Nhiệt độ nước đã được giải nhiệt 32,2oC – Nhiệt độ bầu ướt (26,7 0C)

4.1.4 Tải nhiệt

Tải nhiệt của một tháp giải nhiệt do quá trình sử dụng nước đã được giải nhiệtquyết định. Mức độ làm mát cần có làm do nhiệt độ hoạt động mong muốn của quá trình. Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta cần có nhiệt độ thấp để tăng hiệu suất của quá trình hoặc để nâng cao chất lượng, tăng số lượng sản phẩm. Tuy nhiên, một số thiết bị ứng dụng (như động cơ đốt trong) lại yêu cầu nhiệt độ hoạt động cao. Kích thước và chi phí của tháp giải nhiệt tăng khi tải nhiệt tăng. Cần tránh mua thiết bị kích thước nhỏ quá (nếu tải nhiệt được tính thấp quá) và thiết bị quá cỡ (nếu tải nhiệt được tính cao quá). Tải nhiệt của quá trình có thể thay đổi đáng kể tuỳ theo quá trình liên quan, vì vậy rất khó để xác định chính xác.  Hay nói cách khác, có thể xác định tải nhiệt làm lạnh và điều hoà không khí chính xác hơn nhiều. Thông tin về các mức yêu cầu thải nhiệt của các loại thiết bị điện khác nhau hiện có sẵn. Dưới đây là một danh sách mẫu

4.1.5 Nhiệt độ bầu ướt

Nhiệt độ bầu ướt là một hệ số quan trọng đối với hiệu suất của thiết bị giải nhiệt dùng nước bay hơi, bởi vì đó là nhiệt độ thấp nhất mà nước có thể được làm mát. Vì vậy, nhiệt độ bầu của không khí cấp vào tháp giải nhiệt quyết định mức nhiệt độ hoạt động tối thiểu ở cả dây chuyền, quá trình hoặc hệ thống. Cần xem xét đến các yếu tố dưới đây khi chọn lựa sơ bộtháp giải nhiệt dựa vào nhiệt độ bầu ướt:

  • Trên lý thuyết, một tháp giải nhiệt sẽ giải nhiệt nước xuống nhiệt độ vào bầu ướt. Tuynhiên, trên thực tế, nước được giải nhiệt xuống mức nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bầu ướt vìnhiệt cần phải được thải bỏ khỏi tháp giải nhiệt. 
  • Việc lựa chọn sơ bộ tháp giải nhiệt dựa trên nhiệt độ bầu ướt thiết kế phải tính đến các điều kiện từ phía tháp. Nhiệt độ bầu ướt thiết kế cũng không được vượt quá 5%. Nói chung, nhiệt độ thiết kế được lựa chọn gần với nhiệt độ bầu ướt tối đa bình quân trong mùa hè. 
  • Khẳng định xem liệu nhiệt độ bầu ướt được xác định là nhiệt độ xung quanh (nhiệt độ tại khu vực giải nhiệt) hay là đầu vào (nhiệt độ của không khí cấp vào tháp, thường bị ảnh hưởng bởi hơi thải tuần hoàn trở lại tháp). Vì không thể biết trước được tác động của hơi thải tuần hoàn trở lại nên nhiệt độ bầu ướt môi trường xung quanh được ưa chuộng hơn.
  • Khẳng định với nhà cung cấp xem liệu tháp giải nhiệt có thể chịu được các tác động do nhiệt độ bầu ướt tăng lên
  •  Nhiệt độ nước làm mát phải đủ thấp để trao đổi nhiệt hoặc để ngưng hơi tại mức nhiệt độ tối ưu. Khối lượng và nhiệt độ của nhiệt trao đổi có thể được xem xét khi lựa chọn tháp giải nhiệt có kích cỡ chuẩn và bộ trao đổi nhiệt ở chi phí thấp hơn. 

 
4.1.6 Mối liên quan giữa dải, lưu lượng và tải nhiệt


 - Chênh lệch nhiệt độ1 tăng lên khi khối lượng nước luân chuyển và tải nhiệt tăng. Điều này có nghĩa là tăng dải do tải nhiệt tăng sẽ cần sử dụng tháp lớn hơn. Có hai nguyên nhân khiến Chênh lệch nhiệt độ1 tăng:
-  Nhiệt độ nước vào tăng (và nhiệt độ nước mát ở đầu ra không đổi). Trong trường hợp này, đầu tư vào việc loại bỏ nhiệt tăng thêm sẽ kinh tế hơn.
- Nhiệt độ nước ra giảm (và nhiệt độ nước nóng ở đầu vào không đổi). trường hợp này, cần tăng đáng kể kích thước của tháp vì chênh lệch nhiệt độ2 cũng giảm, và cách này không phải lúc nào cũng là kinh tế. 

 4.1.7 Mối liên quan giữa chênh lệch nhiệt độ2 và nhiệt độ bầu ướt

Nhiệt độ bầu ướt thiết kế do vị trí địa lý xác định. Với một giá trị chênh lệch nhiệt độ2 nhất
định (và tại chênh lệch nhiệt độ1 không đổi và chênh lệch nhiệt độ1 lưu lượng), nhiệt độ bầu ướt càng cao thì cần tháp càng nhỏ. Ví dụ như, một tháp giải nhiệt 4540 m3/h được lựa chọn cho chênh lệch nhiệt độ1 16,67oC và chênh lệch nhiệt độ2 từ 4,45oC tới 21,11oC nhiệt độ bầu ướt sẽ lớn hơn tháp đó với nhiệt độ bầu ướt là 26,67oC. Nguyên nhân là không khí ở nhiệt độ bầu cao hơn có thể có nhiệt lớn hơn. Điều này giải thích cho hai nhiệt độ bầu ướt khác nhau:

ƒ    Mỗi kg không khí cấp vào tháp ở nhiệt độ bầu ướt 21,1oC chứa 18,86 kCal. Nếu không khí rời tháp ở nhiệt độ bầu ướt 32,2oC, mỗi kg không khí chứa 24,17 kCal. Ở mức tăng 11,1oC,  mỗi kg không khí chứa 12,1 kCal.

ƒ    Mỗi kg không khí cấp vào tháp với nhiệt độ bầu ướt 26,67oC chứa 24,17 kCals. Nếu không khí rời tháp ở nhiệt độ bầu ướt 37,8oC, mỗi kg không khí chứa 39,67 kCal. Ở mức tăng 11,1oC, mỗi kg không khí chứa 15.5 kCal, nhiều hơn so với tình huống đầu tiên.


4.2 Tác dụng của khối đệm

    Ở tháp giải nhiệt, nước nóng được đưa vào trên khối đệm và được làm mát qua bay hơi khi nước chảy xuống dưới tháp và tiếp xúc với không khí. Khối đệm có ảnh hưởng đến mức tiêu thụ năng lượng theo hai cách:

ƒ    Điện sử dụng để bơm nước lên trên khối đệm và quạt để đối lưu. Khối đệm được thiết kế hiệu quả với mức phân bố nước hợp lý, tấm chắn nước, quạt, hộp số, và động cơ sẽ giúp giảm tiêu thụ điện. 

ƒ   Trao đổi nhiệt giữa không khí và nước chịu  ảnh hưởng của diện tích bề mặt trao  đổi nhiệt, thời gian trao  đổi nhiệt (tương tác) và sự chuyển  động hỗn loạn của nước  ảnh hưởng đến mức độ trao đổi. Khối đệm xác định tất cả những yếu tố trên và ảnh hưởng đến trao đổi nhiệt. Mức trao đổi nhiệt càng lớn, tháp giải nhiệt càng hiệu quả hơn.

 Có ba loại khối đệm: 

ƒKhối đệm dạng phun. Diện tích trao đổi nhiệt nhờ nước được lên trên khối đệm và bắn thành những giọt nước nhỏ hơn. Diện tích bề mặt của giọt nước là diện tích bề mặt trao đổi nhiệt với không khí.
Khối đệm dạng màng.  Ở khối đệm loại này, nước tạo thành một lớp màng mỏng bên trong các tấm của khối đệm. Diện tích bề mặt các tấm của khối đệm là diện tích trao đổi nhiệt với không khí xung quanh. Khối đệm dạng màng có thể giúp tiết kiệm điện đáng kể nhờ sử dụng ít khí và cột áp của bơm.
ƒKhối đệm dạng màng ít bị tắc. Khối đệm dạng màng ít bị tắc có kích thước đường rãnh lớn hơn gần đây được sử dụng để xử lý nước bị vẩn đục. Những khối đệm loại này được xem là sự lựa chọn tốt nhất cho nước biển vì nó giúp tiết kiệm năng lượng và hiệu suất so với loại khối đệm dạng phun truyền thống.

4,3 Bơm và phân phối nước
 4,3,1 Bơm
Những phần có thể nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng được thảo luận chi tiế trong
chương “Bơm và hệ thống bơm”,

4,3,2 Tối ưu hoá xử lý nước làm mát
Xử lý nước làm mát (v,d, kiểm soát chất rắn lơ lửng, mức độ phát triển của tảo) là tôn chỉ đối với bất kỳ tháp giải nhiệt nào không phụ thuộc vào loại khối đệm sử dụng,Với chi phí nước ngày càng tăng, các nỗ lực nhằm tăng Chu trình cô đặc (COC), bằng cách xử lý nước làm mát sẽ giúp giảm đáng kể các yêu cầu sử dụng nước qua xử lý, Với những doanh nghiệp và nhà máy điện lớn, cải thiện COC thường được xem là yếu tố chủ chốt giúp tiết kiệm nước,

 4,3,3 Lắp tấm chắn nước
Để loại bỏ vấn đề nước nhỏ giọt ở các tháp giải nhiệt là rất khó, Ngày nay, phần lớn các thông số ở người sử dụng cuối cùng giả định là tổn thất do nước rò rỉ vào khoảng 0,02% ,Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ kỹ thuật và nhờ có sự ra đời của PVC, những nhà sản xuất đã cải tạo các thiết kế cho tấm chắn nước. Kết quả mang lại là lượng nước tổn thất do rò rỉ hiện nay chỉ ở mức 0,003 – 0,001%,

4,4 Quạt của tháp giải nhiệt
Mục đích của việc sử dụng quạt ở tháp giải nhiệt là để định lượng không khí lưu thông trong hệ thống, Quạt phải vượt qua được trở lực của hệ thống, được định nghĩa là tổn thất áp suất, để dịch chuyển không khí, Đầu ra hay công của quạt sinh ra là sản phẩm của dòng khí và tổn thất áp suất, Đầu ra của quạt và công suất kW vào quyết định hiệu suất của quạt, 
Về phần mình, hiệu suất của quạt lại phụ thuộc nhiều vào độ nghiêng của cánh, Cánh bao gồm:
ƒ- Các cánh kim loại, được sản xuất theo quy trình đùn hoặc đúc, vì vậy rất khó để tạo ra độ nghiêng khí động lực lý tưởng
ƒ- Cánh bằng nhựa gia cố bằng sợi thuỷ tinh (FRP) thường được đúc bằng tay nên dễ dàng tạo ra độ nghiêng khí động lực tối ưu phù hợp với những yêu cầu cụ thể, Vì quạt có cánh FRP nhẹ,  đòi hỏi mô men khởi động thấp,  động cơ HP thấp, tuổi thọ của hộp truyền động, động cơ và ổ đỡ tăng lên, bảo trì dễ dàng hơn, Có thể đạt được hiệu suất 85-92% với những cánh có độ nghiêng khí động lực, xoắn tối ưu, nhọn và  có tỷ số giữa hệ số nâng và hệ số sụt áp cao. Tuy nhiên, hiệu suất này bị ảnh hưởng nhiều bởi những yếu tố như khoảng cách giữa các cánh, những vật cản đối với lưu lượng khí và hình dạng bộ phận khí vào, vv…, 
- Có những trường hợp khi cánh quạt bằng nhựa gia cố bằng thuỷ tinh được thay bằng cánhFRP có hiệu quả, nhờ vậy giúp tiết kiệm từ 20-30% năng lượng và với thời gian hoàn vốn giản đơn từ 6 - 7 tháng (NPC), Chương Quạt và quạt thổi cung cấp thêm thông tin về quạt,

5, DANH SÁCH SÀNG LỌC GIẢI PHÁP
-      Tuân theo những đề xuất của nhà sản xuất về khoảng trống quanh tháp giải nhiệt và dịch chuyển, hoặc cải tiến cấu trúc tiếp xúc với phần khí vào hoặc khí ra
-      Tối ưu hoá góc cánh quạt của tháp giải nhiệt theo mùa và/hoặc theo mức tải,
-      Điều chỉnh khoảng cách quá lớn giữa cánh quạt nghiêng và cân bằng quạt kém
-      Với những tháp giải nhiệt ngược dòng cũ, thay vòi phun cũ bằng vòi phun vuông kiểu
mới không bị tắc.
-      Thay khối đệm dạng phun bằng khối đệm dạng màng PVC tự huỷ
-      Sử dụng vòi phun nước đều hơn
-      Thường xuyên làm sạch vòi phân phối ở tháp giải nhiệt
-      Cân bằng dòng tới bể nước nóng ở tháp giải nhiệt
-      Đậy các bể nước nóng để giảm thiểu rêu bám làm tắc nghẽn
-      Tối ưu hoá lưu lượng xả đáy, có tính đến giới hạn chu trình cô đặc (COC)
-      Thay tấm chắn nước dạng thanh có mức sụt áp thấp bằng tấm màng PVC tự huỷ
-      Giới hạn lưu lượng thông qua các thải lớn ở giá trị thiết kế
-      Giữ nhiệt độ nước làm mát ở mức tối thiểu bằng cách (a) tách riêng những tải nhiệt cao như lò đốt, máy nén khí, bộ DG và (b) cách ly tháp làm mát khỏi những thiết bị nhạy cảm như dây chuyền A/C, bình ngưng của trong nhà máy điện, vv…, Lưu ý: Mỗi mức tăng nhiệt độ nước làm mát lên 1oC sẽ làm tăng tiêu thụ điện ở máy nén A/C khoảng 2,7%,
-      Mỗi mức giảm nhiệt độ nước làm mát lên 1oC sẽ giúp tiết kiệm khoảng 5 kCal/kWh ở nhà máy nhiệt điện
-      Đo mức chênh lệch nhiệt độ2, hiệu suất và năng suất làm mát liên tục để tối ưu hiệu suất của tháp giải nhiệt, nhưng cần xem xét đến những biến đổi theo mùa và theo khu vực.
-       Đo tỷ số lỏng/khí và lưu lượng nước làm mát và điều chỉnh tùy theo giá trị thiết kế và biến đổi theo mùa, ví dụ: tăng tải nước trong mùa hè và thời điểm khi chênh lệch nhiệt độ2 thấp,
-      Xem xét các biện pháp cải thiện COC để tiết kiệm nước
-      Xem xét việc sử dụng cánh quạt nhựa gia cố thuỷ tinh có hiệu quả sử dụng năng lượng để tiết kiệm năng lượng ở quạt
-      Điều chỉnh quạt ở tháp giải nhiệt dựa trên nhiệt độ nước ra đặc biệt là ở các tổ nhỏ
-      Thường xuyên kiểm tra bơm nước làm mát để tối ưu hoá hiệu suất bơm

Marengo Shoemaker bật mí đến bạn chức năng của một đôi giày Oxford

Không phải đôi giày nào cũng có chức năng giống nhau, giày tây nam có rất nhiều loại, chẳng hạn như giày Brogues, giày tây nam Derby, giày L...